Liều mình vớt củi giữa dòng Hương

Gỗ và củi là hai thứ trôi về nhiều nhất, còn lại là rác. Nhiều đám củi mắc vào nhau trôi chậm theo dòng nước khiến người đi vớt rất dễ “làm  ăn”. Các thuyền, ghe cứ khoảng 1 tiếng là đầy khoang, tấp vội vào bờ để tập kết củi, xong lại lao ra giữa dòng nước.

Nhiều đám củi tấp vào ven bờ, trẻ con cứ thế chạy ra ôm vào. Có đứa trẻ sụt cả người xuống nước, lại trồi lên vớt củi tiếp.

Ngọc, một em trai chừng 13 tuổi, nói: “Một ôm củi nặng chừng 3kg tụi em bán cho lái củi được 5 ngàn đồng. Một ngày nếu siêng năng, em kiếm  được khoảng từ 50-70 ngàn. Nhưng cũng gặp nhiều sự cố như dẫm phải mẻ chai, đinh hay có thể bị chết đuối nếu không cẩn thận. Hôm qua có một ghe lấy củi, do chở nhiều quá, ra giữa sông bỗng gặp dòng nước xoáy, cả ghe lật úp. May mà 2 người trên ghe bơi vào bám ở đống củi sát bờ mà thoát”.

Chủ yếu người đến vớt củi đều là những người nghèo khó, họ vớt củi bằng tay không hoặc ai “xịn” hơn thì có cây sào có móc để kéo củi. “Đội vớt củi bán chuyên nghiệp” ven sông Hương có khoảng 20 người và khoảng hơn 10 ghe, thuyền hoạt động tấp nập.

Tuy nguy hiểm nhưng vì kiếp mưu sinh mà phải chấp nhận liều cả tính mạng. Vớt được củi, những bữa cơm những ngày sau lũ của họ có thể bớt đói hơn.
Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 1

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 2

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 3

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 4

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 5

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 6
Liều mình đứng trên những đám củi-gỗ-rác lềnh bềnh để kiếm củi.

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 7

Đứng trên thành cầu vớt gỗ
Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 8

Liều mình vớt củi giữa dòng Hương ảnh 9
Tận dụng đuôi thuyền kéo thêm súc gỗ to khi về bến.
Theo Đại Dương (Dân trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm