Phân ranh chuyện đời tư, chuyện báo

Luật Báo chí ràng nhà báo thu thập thông tin, công bố thông tin không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Làm sao phân ranh bí mật đời tư và thông tin báo chí?

Dù là người thường hay người nổi tiếng thì họ đều có quyền có những hoạt động riêng tư tại những nơi công cộng. Điều đó không có nghĩa là nhất cử nhất động của người nổi tiếng tại nơi công cộng đều có thể bị “chộp” lấy rồi đưa lên mặt báo.

Không cứ công cộng là tương lên báo!

Phiên tòa xét xử công khai vụ án dân sự là để đảm bảo cho tính khách quan và sự giám sát của xã hội... Điều đó không có nghĩa là nhà báo được quyền thu thập tài liệu, thông tin, hình ảnh… về phiên tòa và công khai trên mặt báo cho cả triệu người biết. Việc thu thập, công bố thông tin về phiên tòa ly hôn của cá nhân phải xin phép và được người đó đồng ý.

Ví dụ, ông B lập di chúc chuyển giao tài sản cho con mình tại phòng công chứng. Việc này là công khai nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể công bố thông tin ấy cho mọi người.

Trước đây, tại Củ Chi có ông A không thực hiện nghĩa vụ theo bản án ly hôn. UBND xã lên loa công cộng thông báo ông A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Ông A khiếu nại UBND xã đã làm lộ thông tin bí mật đời tư của ông. Vì chỉ có cơ quan thi hành án mới có quyền thông báo và yêu cầu ông thực hiện nghĩa vụ này, UBND xã không thể đem chuyện nuôi con của ông công bố cho cả ngàn người biết.

Kể chuyện mình không được lộ chuyện người!

Cá nhân A có quyền lên báo kể về đời tư của mình (ví dụ việc đã từng kết hôn và ly hôn với cô X) nhưng không được phép công bố tên tuổi của cô X nếu cô X không đồng ý. Vì tuy ông A không coi đó là bí mật nhưng với cô X thì đó là bí mật không muốn mọi người biết đến, nhắc đến. Do đó, cá nhân chỉ có quyền công bố bí mật đời tư của mình mà không có quyền công bố, làm lộ bí mật đời tư của người khác. (Không nói tên cụ thể nhưng có thể nhận biết được người đó thì vẫn bị coi là xâm phạm).

Phân ranh chuyện đời tư, chuyện báo ảnh 1

Trường hợp này, tờ báo đăng là xâm phạm bí mật đời tư và người cung cấp thông tin bị coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Không phải chuyện bí mật chưa bị lộ

Ngay cả chồng, vợ cũng phải bảo vệ bí mật đời tư của nhau. Mọi vấn đề liên quan đến tài sản, sức khỏe, công việc, tiền gửi ngân hàng, bệnh tật, thu nhập, nghĩa vụ đóng thuế, giấy tờ hộ tịch, bản án, bí quyết kinh doanh… đều được coi là bí mật đời tư và được pháp luật bảo vệ bởi những luật chuyên ngành. Ví dụ: cấm tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo (Luật Khiếu nại, tố cáo); cấm công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV, hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó (Điều 8 Luật Phòng chống nhiễm HIV)… Những quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự đều coi là quyền bí mật đời tư. Quyền hiến các bộ phận trong cơ thể, quyền xác định lại giới tính… cũng là quyền bí mật đời tư. Cần phải hiểu quyền “bí mật đời tư” không phải là “đời tư” còn đang “bí mật” chưa lộ ra cho ai biết thì mới được bảo vệ.

Luật sư TRƯƠNG THỊ HÒA

Đã bật mí thì không còn là bí mật

Tôi cho rằng bí mật đời tư của một nghệ sĩ khác với bí mật đời tư của người thường. Nghệ sĩ là người của công chúng, do vậy một phần nào đó những thông tin về cá nhân, đời sống tình cảm của họ cũng có thể bị (hoặc được) công chúng quan tâm, bình bàn, khen chê. Vấn đề là không ai được thêm bớt thông tin, sự kiện... - theo kiểu nói không thành có.

Trường hợp ca sĩ A khi trả lời phỏng vấn nói là “chưa có chồng” nhưng báo lại phát hiện thông tin là có chồng thì có lẽ không còn là “bí mật đời tư” nữa. Vì chính ca sĩ A đã công khai (bằng cách trả lời báo chí) về việc này rồi. Tranh chấp pháp lý trong chuyện này không phải là lộ bí mật hay không lộ bí mật mà là thông tin đúng hay sai, chính xác hay không chính xác. 

Luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Công ty Luật hợp danh Ecolaw

Phân ranh chuyện đời tư, chuyện báo ảnh 2
Phân ranh chuyện đời tư, chuyện báo ảnh 3

TANH HẢI ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm