Ghen tuông cũng là hội chứng di truyền

Ghen tuông là một trạng thái đặc biệt trong tình yêu, vì nó có thể nảy sinh ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi tình cảm còn nồng thắm hay đã phai nhạt. Ngay cả khi bạn đã không còn yêu người kia, bạn vẫn có thể cảm thấy giận dữ khi thấy họ yêu người khác, dù bạn cảm nhận được rằng đây là điều không hợp lý. Điều gì đã tạo nên cảm xúc mạnh mẽ này?

Trong khi các nhà tâm lý học thường liên kết cảm xúc ghen tuông với những chấn thương tâm lý, rối loạn cảm xúc và trạng thái bất an nói chung, Helen Fisher, một nhà nhân chủng học đã cho rằng có một căn cứ di truyền trong phản ứng này. Theo Fisher, ghen tuông nảy sinh vì lý do tích cực, dù môi trường xã hội và gia đình đóng góp một phần vào tính cách con người, ghen tuông đã sinh ra trong con người từ thời tiền sử. Ghen tuông khiến bạn đời khó có thể rời khỏi, để gìn giữ gia đình và bảo đảm sự nuôi lớn con cái. Đồng thời, ghen tuông buộc chúng ta phải rời bỏ các mối "quan hệ lăng nhăng" với các đối tượng kết đôi có vẻ hấp dẫn khác, để có thể có được một gia đình ổn định và có lợi hơn.

Trong thế giới động vật, ghen tuông cũng là tình trạng thường thấy, và nó hay có xu hướng bạo lực. Một nghiên cứu cũ đã cho thấy một con tinh tinh cái tìm cách hấp dẫn tinh tinh đực, nhưng con đực lờ đi nó, tìm cách tiếp cận con cái khác. Con tinh tinh cái này liền nổi giận, hung dữ tát con đực. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đặt một con chim đực gần chim cái đã kết đôi với con đực khác, con đực này liền tấn công con vừa tới, sau đó tấn công sang chim cái.

Ghen tuông được biểu hiện bằng hành động bạo lực trong tự nhiên, nhưng nó cũng có lợi ích nhất định trong xã hội con người. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt rất nguy hiểm. Ví dụ, ghen tuông thường dẫn tới các hành vi bạo lực, gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý và tình cảm, sự bình an của bạn đời, đặc biệt khi sự ghen tuông này là vô lý.

Theo những căn cứ khoa học này, ghen tuông là một trạng thái gần như bản năng, nhiều khi vượt quá sự khống chế của con người, gây nên những tác hại không nhỏ. Nảy sinh từ bản năng, ghen tuông không phải lúc nào cũng có lý và công bằng. Để vượt qua những cảm xúc tồi tệ này, bạn nên ghi nhớ những điều sau:

 Các nhà nghiên cứu cho rằng ghen tuông có nguyên nhân từ  di truyền trong tự nhiên. Hình minh họa.

1. Không trách bạn đời vì hành động của người khác: Trước khi bị cảm xúc cuốn đi, bạn nên hít thở thật sâu, xác định xem thực sự là hành động của ai đã "chọc tức" bạn. Nếu đó là do người khác tìm cách quyến rũ bạn đời, bạn đời không hề phản ứng hay tìm cách tránh né, tại sao bạn lại ghen? Điều này rất bất công và nhỏ nhen với bạn đời, gây ra sự căng thẳng không cần thiết.

2. Xác định xem bạn có vấn đề cá nhân ngầm ẩn hay không: Sự lo lắng gây nên ghen tuông, kèm theo những tưởng tượng sinh ra do lo lắng quá mức. Sự bất an cùng những hệ quả của nó như thiếu tự tin vào bản thân khiến bạn tự cho rằng bạn đời sẽ tìm người nào đó tốt hơn bạn. Và có thể, chính hành vi đó sẽ đẩy bạn đời ra xa bạn. Nhưng đây là vấn đề tự thân của bạn, có thể do bóng ma tâm lý hoặc thiếu chăm sóc bản thân gây ra.

3. Tâm sự cùng nhau: Bạn không thể tin tưởng một người mà không có sự liên kết, giao tiếp cùng họ. Bạn cũng không thể gỡ bỏ những lo âu, bất mãn của mình nếu không nói ra. Nếu bạn đời không khuyến khích những cuộc trò chuyện này, nhất định họ hoặc tình cảm của bạn đang có vấn đề.

4. Không căm ghét người khác: Khi ghen tuông, bạn dễ dàng mang cặp mắt thù ghét, phán xét, khinh thường với những người đồng giới, "kẻ địch" trong tưởng tượng của bạn. Mọi hành động của họ dường như chỉ nhằm để quyến rũ bạn đời của bạn. Dường như tất cả bọn họ đều xấu xí. Nhưng thực sự, cách nhìn ấy của bạn khiến bạn xấu xí đi trong mắt người khác và ngay cả bạn đời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm