Người bạn tù của Chủ tịch nước

Thắng lợi của Bông trang – Nhà đỏ đã làm nức lòng đồng bào Sông Bé thời điểm ấy và cũng từ đó, phong trào cách mạng ở Tân Uyên (Bình Dương) phát triển mạnh mẽ hơn.

Ông Hạ Chí Công tại buổi tiếp xúc cử tri quận 8

Tại buổi tiếp xúc cử tri giữa các đại biểu Quốc hội với bà con cử tri quận 8 (TP.HCM), người tù chính trị đã có vài phút ngắn ngủi chia sẻ cảm xúc của mình nhân dịp hướng đến 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông xúc động: “Đất nước ta đã hoà bình được 40 năm rồi, giờ đây tôi rất xúc động khi cách đây hơn 40 năm, tôi cùng với nhiều đồng chí, trong đó có cả đồng chí Trương Tấn Sang (bây giờ là Chủ tịch nước) vẫn còn là tù binh ở nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang)”.

“Cách đây hơn 40 năm, chúng tôi sống dưới chế độ ngục tù, khi đó, chúng tôi sống bằng chính lý tưởng cách mạng dưới chế độ Cộng sản, không còn gì khác”, ông nói.

Ông Hạ Chí Công nhớ lại những năm tháng khổ ải nơi ngục tù. “Đó là những ngày bị địch tra tấn dã man, bị búa đập vào đầu, bị đinh đâm vào tay, chân,… nằm co ro ở chuồng cọp, chờ vắt cơm nắm mỗi ngày, mặc ai sống được thì sống…”, ông kể.

Ông kể, ngày đó, chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người đã động viên anh em vững tin vào ngọn cờ của Đảng, dù trong tay không một tấc sắt, không có vũ khí nhưng vẫn nguyện trung thành với Đảng, với dân, cắn răng chịu đựng, không khai một lời nào. Thời điểm đó, đồng chí Trương Tấn Sang (lúc bấy giờ là Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An) cũng bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ở nhà tù Phú Quốc (năm 1971).

Nhớ lại ngày 40 anh em quyết định vượt ngục dưới sự chỉ đạo của chi bộ nhà lao, ông Hạ Chí Công xúc động: “Trước khi chúng tôi rời khỏi, đồng chí Sang đã tâm sự, dặn dò chúng tôi hết lời, dặn chúng tôi đi đường phải cẩn thận…”. Thế rồi, mượn cơ hội bị địch bắt đi khổ sai, 40 đồng chí đã lập kế hoạch vượt ngục trên đường về, giết quân cảnh, tịch thu vũ khí. Sau đó, ông Hạ Chí Công đã về sống trong lòng Đảng, trong lòng nhân dân; còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được trao trả theo Hiệp định Paris (năm 1973).

Kể từ ngày đó, dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng những ký ức về những ngày sống cùng nhau trong địa ngục trần gian Phú Quốc vẫn chưa từng một lần ngủ yên trong lòng người lính Hạ Chí Công, trong lòng nhiều anh em tù chính trị khác. Ông nói rằng điều làm ông hạnh phúc, làm ông tự hào chính là người bạn tù năm xưa, đồng chí Trương Tấn Sang đã là một Chủ tịch nước sáng suốt.

Tuy nhiên, ông vẫn luôn trăn trở, hy vọng được đoàn tụ với các anh em tù chính trị ngày đó, nhìn thấy đồng chí, đồng đội hưởng trọn niềm vui trong thời bình. Và ông cũng gửi gắm đến Quốc hội có chính sách quan tâm hơn nữa đến những người tù chính trị đang còn khó khăn hiện nay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm