Đọc gì trên Pháp luật TPHCM số Chủ nhật 2-6-2013?

Máy tính bảng hết đời vẫn “hot”; Bệnh của Thai-Legue, bệnh của V-League; Ông Tanabe “mất tích”…

Chuyên đề:

TS Alan Phan:

Giới trẻ thích “chém gió” thay vì khám phá thế giới

Theo TS. Alan Phan, giới trẻ hiện nay dành quá nhiều thời gian vào những quán cà phê, quán nhậu… rồi chém gió xung quanh những vấn đề tủn mủn một cách lặp đi lặp lại. Học và khi lớn lên chỉ lặp lại kiến thức như con vẹt. Chính điều này là rào cản lớn nhất cho trí tuệ Việt Nam phát triển. Bởi thế đất nước rất cần những “ta ba lô” để đi tìm kiến thức và kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài. Giới trẻ Việt Nam đa phần hiện nay lười làm việc, lười suy nghĩ, lười thay đổi.

Hồ sơ tư liệu:

Bài toán “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” của Nhật Bản

Chính quyền Tokyo đang cùng lúc đối đầu với nhiều khó khăn, từ việc cạnh tranh trực tiếp về thị trường với những nền kinh tế mới nổi khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, … đến việc khôi phục lại mức độ tín nhiệm với nền kinh tế Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng nợ công. Hơn thế nữa, cuộc đua giành vị thế “đầu tàu” của khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Gia nhập TPP đang được chính quyền Nhật Bản cân nhắc như một “liều thuốc” kháng sinh cực mạnh làm lực đẩy cho nền kinh tế quốc gia quay lại với cuộc đua vị thế dẫn đầu. Điều quan trọng nhất mà TPP có thể mang lại cho Nhật Bản chính là một môi trường thương mại mang tính cạnh tranh cao hơn, hay nói cách khác là giảm đi tối đa các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu khẩu chất lượng cao của Nhật Bản. Tuy vậy liệu có “bóng tối dưới chân đèn” khi biết rằng bất kỳ hiệp định tự do thương mại nào nào cũng có hai mặt, đặc biệt nhất là một dự án tham vọng như TPP. 

Văn hóa – Giải trí

Đĩa than trở lại

Những ngày cuối tháng năm, cụm từ “đĩa than” hay “đĩa nhựa” lại bắt đầu sôi nổi trở lại trong thị trường dân chơi âm thanh bởi sự góp mặt của album Nguyễn Ánh 9: Lặng lẽ tiếng dương cầm.

Đọc gì trên Pháp luật TPHCM số Chủ nhật 2-6-2013? ảnh 1

Đĩa than không chỉ đem lại không gian nghe nhạc cổ điển mà đĩa than với mâm nghe là sản phẩm đưa đến âm thanh chân thực nhất. Quả thực khi những giá trị mới đang đảo lộn thì người ta sẽ trở lại những gì nguyên sơ nhất. Có lẽ từ lý do đó mà đĩa than trở lại trong một thời đại mà âm nhạc không còn được nghe đúng không gian, tiêu chuẩn âm thanh của nó. Và càng những năm gần đây, xu hướng nghe nhạc đĩa than tại Việt Nam lại càng tăng nhanh.

Người điên tài hoa Yayoi Kusama

Từ nay đến hết ngày 28-7,Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật bản tại Việt Nam (Hà Nội) tổ chức triển lãm nghệ thuật đương đại với tên gọi “Yayoi Kusama – Những nỗi ám ảnh”. Yayoi Kusama là nghệ sĩ điêu khắc, họa sĩ, nhà văn được chính phủ Nhật trao giải quốc gia về Thành tựu trọn đời năm 2006 và chính phủ Pháp trao huy chương nghệ thuật và văn học. Hơn 70 năm gắn bó với nghệ thuật bà là người đã sáng tạo ra nhiều chất liệu dành cho hội họa, điêu khắc, điện ảnh, trình diễn và sắp đặt. Đặc biệt, những mấu chấm bi ám ảnh bà đến độ nó trở thành thương hiệu riêng của bà trong nghệ thuật. Nhiều năm nay, bà sống trong bệnh viện tâm thần.

Câu chuyện văn hóa Vì thiếu nơi sinh hoạt văn hóa Những ngày gần đây, liên tiếp những tin dữ dồn dập về trẻ em chết đuối khắp nơi trong cả nước! Những cái chết thương tâm đã được dự báo khi mùa nắng nóng hầm hập, trẻ em con nhà nghèo ngoại thành và các vùng quê thiếu nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, đã rủ nhau đi tắm sông suối ao hồ – kể cả các vũng nước tù đọng do các công trình  đào mương rãnh nhưng không rào chắn, cảnh báo. Mới nhất là tuần rồi ở Khánh Hòa có ba học sinh chết đuối bên khúc sông có công trình đào bờ, nạo vét khơi thông giòng chảy nhưng không được rào chắn hoặc gắn biển báo.

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG:

Không có thuốc nào tốt hơn

Thật khó có thuốc nào khéo hơn thuốc lá. Bằng chứng là dù ghi rõ ràng trên gói thuốc là thuốc lá nguy hiểm vô cùng, thậm chí vẻ thêm lá phổi đen xì hay hình sọ người với hai khúc xương tréo, thì vẫn có hàng trăm triệu người nhất định không tin.

Thuốc lá là lý do giảm tuổi thọ với tiến độ tùy thuộc vào số điếu thuốc hút mỗi ngày và số ngày đã hút thuốc. Lời cảnh báo theo kiểu này dĩ nhiên chẳng khác nào nước đổ đầu vịt vì người hút thuốc bám sát biện luận theo kiểu không hút thuốc lá  cũng ... chết! Éo le chỉ ở điểm phải chi người hút thuốc được tham quan cảnh cấp cứu bệnh nhân ung thư phổi trong giai đoạn cuối. Chưa thấy quan tài dễ gì chịu đổ lệ.         

Góc của PHẠM XUÂN NGUYÊN:

Nhân danh nhân dân

Theo dõi kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đang diễn ra thấy có chuyện nhân danh. Nhân danh nhân dân. Mà chuyện này lại gắn với việc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Quốc hội bàn thảo sau khi đã đưa ra cho nhân dân đóng góp ý kiến.

Đại biểu Dương Trung Quốc đã nói cực kỳ đúng là “Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi”. Ông nói thế khi phát biểu đề nghị Quốc hội muốn thông qua sửa đổi Hiến pháp lần này trước hết cần phải giải quyết tình trạng “treo” Hiến pháp. Đó là những quyền của người dân đã được ghi trong bốn bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992 nhưng chưa bao giờ được cụ thể hóa bằng các bộ luật: quyền hội họp và biểu tình; quyền lập hội; quyền phúc quyết, tức trưng cầu dân ý. Ông Quốc cũng rất băn khoăn ở chỗ: “Ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội”.

Công nghệ mới:

Máy tính bảng hết đời vẫn “hot” 

Các dòng máy tính bảng đời cũ có thương hiệu, đặc biệt là các sản phẩm của Apple vẫn đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Mặc dù cấu hình không cao, thế nhưng với mức rẻ, máy tính bảng cũ là sự lựa chọn tốt trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Theo một số cửa hiệu kinh doanh, sử dụng các dòng máy tính có thương hiệu nhưng đời cũ đang trở thành xu hướng mới,  đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khó khăn. Mục đích của những khách hàng này mua máy để phục vụ công việc, nên phần lớn hướng đến sử dụng những chiếc máy tính bảng vừa túi tiền.

Thể thao:

Bệnh của Thai-Legue, bệnh của V-League

Thai-League, V- League… ngày càng đầu tư nhiều tiền theo lũy tiến, nhưng nó không giống J-League của Nhật hay K-League của  Hàn Quốc mà đội tuyển quốc gia ngày càng bệ rạc.

Nhiều nhà chuyện môn Thái Lan đặt ra câu hỏi những năm 1990, việc các CLB Thái Lan và đội tuyển quốc gia vào sâu các giải châu Á là chuyện bình thường nhưng vì sao ngày nay vì sao lại không thể. Trong khi đó J-League của Nhật và K-League của Hàn Quốc ra đời lập tức đội tuyển mạnh lên rất rõ. Thực trạng của Thai-League rất giống V-League.

Ông Tanabe “mất tích”

Ngày VPF mời được thầy Nhật Tanabe sang Việt Nam để hướng dẫn các CLB Việt Nam phát triển chuyên nghiệp và giúp V-League phát triển như J-League, ai cũng phấn khởi ra mặt. Chính ông thầy Tanabe khi ấy cũng phát biểu một cách hết sức hồn nhiên như ông là người cầm chìa khóa. Ông tự tin nói chuyện sẽ dạy các CLB chuyên nghiệp Việt Nam cách kiếm tiền và những nhà tổ chức V-League kiếm tiền từ bóng đá thay vì ngửa tay xin tiền nhà tài trợ.

Hào hứng nhất trong ngày ra mắt ký hợp đồng mời ông Tanabe là Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng. Ông Thắng hết sức phấn khởi khi nói rằng mình như có cả một gia tài trong tay vì vị chuyên gia này rất giỏi và sẽ “set up” để bóng đá Việt Nam đi vào đường bằng J-League.

Truyện ngắn: “Con bọ

 PLO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm