Đến năm 2020, không ai bị ‘bỏ lại phía sau’

Hiện nay, chính sách ASXH là một trong những nội dung ưu tiên của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết tại hội nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức thực hiện chương trình ASXH diễn ra ngày 7-10.

“Việc quản lý chính sách ASXH hiện nay vẫn hoàn toàn thủ công nên khi người lao động di chuyển đến vùng khác luôn bị bật ra khỏi chính sách an sinh, do đó việc xây dựng dữ liệu phải trên cơ sở đích danh cho từng vùng” - Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Đàm cho rằng để đối phó với tốc độ già hóa dân số, Việt Nam cần phải triển khai đồng bộ các chính sách đảm bảo ASXH trong tương lai. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thứ trưởng Đàm nhận định: “Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh, với 10 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 10% dân số. Theo dự báo 15 năm tới tỉ lệ người cao tuổi chạm ngưỡng 25% tổng dân số. Việc già hóa dân số sẽ kéo theo nhiều vấn đề về ASXH cần phải được đáp ứng, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp... Chúng ta cần đẩy nhanh việc tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội của người dân khi còn trẻ; chuẩn bị cho việc phát triển mạng lưới các hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội như bệnh viện, trung tâm dưỡng lão để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Khi dân số già, lực lượng lao động giảm đi nên chính sách bảo hiểm cũng phải thay đổi theo hướng tuổi nghỉ hưu có thể kéo dài hơn, tham gia đóng góp BHXH cao hơn. Bên cạnh đó, mức hưởng hưu trí cũng phải điều chỉnh để phù hợp với nguồn lực, có thể theo hướng sẽ thấp hơn, nhiều nước mức lương hưu chỉ bằng 45% so với khi họ đang đương chức. Điều đó có nghĩa hệ thống cơ chế chính sách, dịch vụ phải đồng bộ để đối mặt với già hóa dân số”.

VIẾT LONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm