Để trẻ không thiếu kỹ năng thực hành xã hội

Sau hơn hai tháng tranh tài sôi nổi với hơn 150.000 học sinh tiểu học trên toàn quốc, cuộc thi Búp Măng Xinh năm học 2012-2013 với chủ đề “Ai bén nhạy hơn?” đã bước vào vòng chung kết tại Nhà thi đấu Nguyễn Du TP.HCM vào ngày 22-12 vừa qua. Cuộc thi do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và nhãn hàng sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức, tổng giá trị giải thưởng 217 triệu đồng.

Để trẻ không thiếu kỹ năng thực hành xã hội ảnh 1
Các bạn nhỏ hào hứng tranh tài trong phần thi “Ai thông minh hơn?”.

Nhạy bén nói “không” với bạo lực học đường

Cuộc thi diễn ra với đề thi dạng mở để đánh giá sự nhạy bén, khả năng ứng xử của các em tiểu học. Thấy một nhóm anh chị lớp lớn bắt nạt một bạn khác ngay trong sân trường, các bạn Trường Tiểu học Nguyễn Du, Hải Phòng đã bàn hướng ngăn chặn sự việc bằng cách đi báo bác bảo vệ, cô hiệu trưởng hoặc cô giáo chủ nhiệm. Đó là một trong những phần thi sắm vai, diễn tiểu phẩm theo tranh ghép của các em đến từ Trường Tiểu học Nguyễn Du, Hải Phòng, đội quán quân của cuộc thi. Ban giám khảo thắc mắc: “Sao các con không trực tiếp khuyên các anh chị đừng bắt nạt bạn mình nữa mà phải đi báo người lớn?”. Em Bùi Thế Vinh, học sinh lớp 5/1 của trường thay mặt nhóm giải thích: “Chúng em chọn cách này vì ba lý do: Chúng em còn nhỏ, chưa chắc gì chúng em nói mà các anh chị ấy đã chịu nghe. Chúng em chưa đủ lý lẽ để giải thích cho các anh chị hiểu rằng bắt nạt người khác là xấu. Chỉ có người lớn mới giải thích cho các anh chị đầy đủ lý lẽ được ạ”. Cả hội trường vỗ tay tán dương cho phong thái tự tin và những suy nghĩ chững chạc của Vinh.

Và phần thi ấy cũng góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng cho đội Trường Nguyễn Du. Các giải thưởng khác gồm giải nhì: Trường Ái Mộ (Hà Nội); giải ba: Trường Lê Thị Hồng Gấm (TP.HCM); hai giải khuyến khích thuộc về Trường Nguyễn Công Trứ (Đắk Lắk) và Trường Lê Lai (Đà Nẵng) cũng là kết quả khiến ai cũng cảm thấy hài lòng vì sự nhạy bén của các em và sự công tâm, nghiêm túc của ban giám khảo.

Để trẻ không là rô-bốt

Tháng 5-2012 vừa qua, Viện Nghiên cứu Giáo dục đã thực hiện cuộc khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM. Kết quả cho thấy hơn 80% trẻ em tiểu học tham gia thực hiện mẫu khảo sát còn thiếu những kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu cho thấy đa số học sinh tiếp thu kiến thức, học thuộc bài rất giỏi nhưng khi xử lý một tình huống thực tế lại lúng túng và thiếu linh hoạt. Một trong những nguyên nhân được xác định là do chương trình giáo dục và các hoạt động dành cho thiếu nhi còn thiếu môi trường thực tiễn, chưa khuyến khích các em tự phân tích và xử lý tình huống. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng tư duy nhạy bén của các em. Đặc biệt là việc thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não như Omega 3 và Omega 6 có thể các em cũng khó hình thành khả năng tư duy tốt trong giai đoạn tiểu học và các giai đoạn phát triển về sau.

Bà Nguyễn Thị Duy Đức, một giảng viên ĐH, mẹ của cháu Đào Gia Thiên Phúc (lớp 5 Trường Lê Lai, Đà Nẵng) cho biết từ sau sự ra đi của người cha năm Phúc học lớp 1, Phúc bắt đầu co mình lại. Cháu tự cho mình là người mồ côi, không thích kết bạn. Được mẹ thường xuyên khuyên bảo, cộng với những kiến thức thu lượm sau hơn hai tháng tham gia cuộc thi Búp Măng Xinh, một ngày Phúc về khoe với mẹ: “Con thấy bạn bè rất cần cho cuộc sống của mình, mẹ ạ!”. Từ đó, Phúc chơi hòa đồng với các bạn. Xa nhà để vào TP.HCM tham dự cuộc thi lần này, cả đội ai cũng có bố mẹ đi cùng, riêng Phúc đi một mình cùng các bạn và cô giáo phụ trách. Em nói với mẹ rằng muốn thử cảm giác xa mẹ vài ngày để tự mình chăm sóc bản thân xem sao. Dù rất muốn đi cùng con nhưng chị Đức cũng tự thử thách bản thân để xem con tự lập ra sao và chị đã rất xúc động khi thấy con trả lời chững chạc trên truyền hình dù không có mẹ kề bên. “Tôi thấy con đã lớn thật rồi, cô ạ” - chị Đức chia sẻ.

Trong số các em bước vào chung kết, em Nguyễn Tấn Dũng (lớp 5, Trường Nguyễn Công Trứ, Đắk Lắk) được ban giám khảo đánh giá rất cao sự nhạy bén của em. Theo chị Lê Thị Thủy, mẹ của Dũng, để con ứng xử linh hoạt trong từng tình huống như hiện nay, chị phải làm bạn cùng con hằng ngày để cung cấp những kỹ năng cần thiết cho con. Bên cạnh đó, chị không quên bổ sung thức uống từ sữa cho con vì từ nhỏ thể chất Dũng đã không được tốt. Chị Thủy cảm động cho biết sau cuộc thi, chị phát hiện thêm con mình có vai trò thủ lĩnh khi con biết phân việc, khuyên nhủ các em nhỏ tuổi trong đội làm những công việc phù hợp. Còn với Dũng, khi hỏi bí quyết để từ một cậu bé nổi tiếng nhút nhát trở thành thủ lĩnh của đội, em nói rành mạch: “Con thích được nói lên suy nghĩ của mình. Con không muốn im lặng hay dửng dưng như trước đây nữa. Con ước gì mọi người ai cũng nói lên suy nghĩ của mình trước bất cứ chuyện gì ạ”.

Như vậy, nhờ những sự khơi gợi đúng cách, những tác nhân bên ngoài, các em đã có cơ hội trải qua một cuộc thử thách thành công với chính bản thân mình.

Để trẻ không thiếu kỹ năng thực hành xã hội ảnh 2

Thấu hiểu được thực trạng trẻ em trong các trường tiểu học thiếu kỹ năng thực hành xã hội, với mong muốn giúp các em học sinh nâng cao năng lực tư duy nhạy bén, Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm sữa nước Cô gái Hà Lan School Smart, lần đầu tiên được bổ sung Omega 3 và Omega 6 cần thiết cho sự phát triển của não, hình thành khả năng tư duy tốt cho trẻ. Bên cạnh giải pháp dinh dưỡng, trẻ cũng cần có môi trường, phương pháp giáo dục và rèn luyện tốt để nâng cao tư duy nhạy bén, phát huy năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, đồng thời độc lập và chủ động, sáng tạo hơn qua các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” chính là sân chơi nhằm tạo điều kiện để trẻ thử thách, rèn luyện trí não thông qua những tình huống giả định, gần gũi thực tế, mang tính tư duy cao.

ĐÔNG YÊN

Chia sẻ lên LinkHay.com Email In [+]Cỡ chữ[-]

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm