Thấy gì từ những vụ dân chặn quốc lộ?

Sau khi xảy ra vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của dân, người dân phản ứng, khiếu nại thì không được giải quyết thấu đáo.

Ông nói: "Trong một nhà nước dân chủ, người dân thực sự làm chủ, chính quyền do người dân cử ra để quản lý điều hành và được nhận lương do dân trả". Điều này đặt nghĩa vụ cho chính quyền là phải tiên liệu được các tình huống xảy ra, mở ra các kênh đối thoại để thấu hiểu và chia sẻ các bức xúc của người dân.

"Vậy thì chính quyền phải công khai, minh bạch, khi cần thiết phải lấy ý kiến để người dân đồng thuận. Khi có những việc ảnh hưởng đến quyền lợi của dân thì chính quyền có trách nhiệm phát hiện và dừng ngay lại. Nếu chính quyền không phát hiện, để người dân phải nói thì phải lắng nghe và giải quyết nhằm giảm thiểu thiệt hại, khôi phục quyền lợi của người dân kịp thời.

Chính quyền luôn luôn phải nhớ mình là công bộc của dân, nếu cứ nghĩ ở trên dân thì sẽ dẫn đến xảy ra những chuyện như vậy.

Trong những vụ việc vừa xảy ra dường như chính quyền chưa thật sự đặt quyền lợi của người dân lên trên, không tôn trọng quyền được biết, được bàn, được kiểm tra của người dân. Đặc biệt, có thể nói chính quyền đã thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết những kiến nghị của người dân. Những việc này đã xảy ra lâu rồi. Chỉ có điều gần đây người dân cực chẳng đã nên họ phải phản ứng như vậy. Đây là bài học chung cho các nơi khác, để thay đổi cung cách làm việc".

Tuy nhiên, trong một xã hội pháp quyền thì không thể chấp nhận việc ăn vạ, dù là “ăn vạ” tập thể. Không ai ngăn cản bày tỏ chính kiến nhưng khi gây sự chú ý bằng những hình thức trấn áp tinh thần hoặc gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội thì đó là hành vi vi phạm. Không vì đòi quyền lợi cho mình mà gây ra hậu quả, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác. Điều này còn tạo ra tiền lệ xấu, làm đảo lộn trật tự quản lý nhà nước, trật tự xã hội và vô hiệu hóa các quy định điều chỉnh của pháp luật.

TRỌNG PHÚ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm