Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa

Với những người lính, đó là món quà quý giá trong những ngày làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Với thân nhân bộ đội, đó là những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời.

Phóng viên Pháp Luật TP.HCMcó mặt trong chuyến đi đã gửi về phóng sự ảnh này.

Hơn 200 thân nhân chiến sĩ từ khắp mọi miền đất nước lần đầu tiên đặt chân tới Trường Sa trên hai tàu HQ.571 và HQ.996. Trước ngày đi, dù được dự báo là sóng to, gió lớn và biển động dữ dội nhưng tất cả mọi người đều háo hức. Bởi nơi đó, chồng, con họ đang ngày đêm chiến đấu và nơi đó là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà lần đầu họ được tới.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 1

Ảnh 1: Đảo Sơn Ca.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 2

Ảnh 2: Đại úy Triệu Văn Bản, trợ lý tác chiến Lữ đoàn 146 Hải quân, điểm danh thân nhân trước khi lên tàu HQ.996 đến cụm đảo phía bắc quần đảo Trường Sa.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 3

Ảnh 3: Đến đảo Song Tử Tây (một trong những đảo lớn nhất tại Trường Sa) sau mấy ngày sóng gió, mọi người đều muốn lên đảo ngay nhưng sóng quá lớn, xuồng không thể cập mạn tàu để đưa người vào đảo. Trong ảnh: Một người vợ áp chặt điện thoại vào tai, hét lên trong tiếng gió và tiếng sóng: “Anh nhìn thấy em không, em đang đứng ở mũi tàu vẫy anh đây!”. Từ đài quan sát trên đảo, anh nhìn vợ qua ống nhòm. Chỉ khoảng 1 km nhưng những cơn sóng bạc đầu đã kéo dài thời khắc đoàn tụ.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 4

Ảnh 4: Ngày 19-6, các thân nhân mới vào được đảo Song Tử Tây sau những ngày chờ đợi.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 5

Ảnh 5: Cưới vợ được tám ngày thì Thiếu úy Phan Văn Toàn nhận lệnh ra Trường Sa, đóng quân ở đảo Len Đao. Anh nhận được thư nhà báo tin vui là chị đã có thai. Nhưng đến nay, khi con trai tròn 10 tháng tuổi, anh vẫn chưa một lần gặp con. Trong ảnh: Ông Phan Quang Trung (bố của Thiếu úy Toàn) ra thăm anh, mang theo những tấm ảnh của đứa cháu nội. Ông động viên con: “Con phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, đừng lo nghĩ gì, ở nhà có vợ hiền, có ông bà phụ chăm sóc cháu. Con đừng lo nghĩ gì, phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ”.Cũng như những thân nhân chiến sĩ khác, ông nghĩ rằng có thể góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước bằng cách giản dị và thiết thực nhất: Trở thành một hậu phương nồng ấm để bộ đội chắc tay súng giữ gìn biển đảo.

Những câu chuyện biển Đông - Kỳ 1: Đoàn tụ ở Trường Sa ảnh 6

Ảnh 6: Phút đoàn tụ sau những tháng ngày xa cách của Trung úy Ngô Văn Kiên và vợ trong ngày chị ra thăm anh ở đảo Sinh Tồn.

NGUYỄN ĐỨC HIỂN

Kỳ sau: Tổ quốc nơi đầu sóng

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm