Chờ một kỳ thi sạch

Tất nhiên, chuyện sĩ tử mang “phao” vào phòng thi là không mới. Nhưng câu hỏi đặt ra là cái chuyện cũ xì này đến bao giờ mới lùi hẳn? Rõ ràng tính trung thực là câu chuyện đạo đức vỡ lòng mà các em đã được học từ ngày còn mẫu giáo. Trước mỗi kỳ thi các em đều đã được phổ biến quy chế, kỷ luật phòng thi một cách kỹ lưỡng và đã tập dượt qua các lần thi thử. Các em cũng quá biết cái giá phải trả cho hành vi không trung thực của mình khi bị phát hiện. Thế thì tại sao mọi chuyện lại vẫn cứ diễn ra như thế?

Phải chăng các em quên mất bài học về sự trung thực mình đã học, phớt lờ hậu quả xảy ra cho chính bản thân, gia đình? Có thể sự xuề xòa, dễ bỏ qua cho những gian dối thường gặp đã làm cho các em “lờn thuốc”. Hậu quả là các em đã không hình thành được kháng thể về đức trung thực cho mình. Hay chính sự gian dối của xã hội đang diễn ra hằng ngày (từ mua điểm, mua bằng, mua đường, mua chức…) đập vào mắt những học sinh này khiến các em dần thấy nó bình thường và thầm nghĩ rằng “chuyện này có gì đâu, người ta gian dối đầy ra đó, mình có gian dối một lần này cũng chẳng sao”. Để rồi từ đó các em bước vào phòng thi với tâm thế “cầu may” cho sự gian dối của mình sẽ không bị lộ.

Cũng có thể sức ép từ một xã hội sính bằng cấp đang tác động rất lớn đến nhận thức của các em khiến các em phải vượt qua kỳ thi bằng mọi giá, kể cả lòng tự trọng của chính mình. Nói như thế không có nghĩa phủ nhận giá trị của những tấm bằng được tạo nên từ sự tự học, mà để thấy rằng chuyện sính bằng cấp vẫn đang ám ảnh tương lai của không ít học sinh.

Giáo dục là môi trường cực kỳ quan trọng để xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội; không thầy cô, nhà trường nào mong muốn học trò của mình như thế. Bản thân xã hội không mong chờ đón nhận và kỳ vọng những người đi qua gian dối sẽ trở thành người có ích cho sự phát triển, xã hội cần những người thực học, thực tài, thực đức. Câu chuyện học sinh mang “phao” vào phòng thi sẽ lùi vào dĩ vãng chỉ khi nào cả giáo dục và xã hội cùng chung tay thực sự tạo ra kháng thể cho các em về đức trung thực. Muốn thế, không còn cách nào khác mọi người phải chung tay loại bỏ gian dối ra khỏi đời sống xã hội. Đừng để các thế hệ tương lai của đất nước phải chứng kiến những cảnh dối trá “từ trong nhà ra đến ngoài ngõ”, từ chốn học đường đến chốn quan trường.

Có như thế mới mong một ngày nào đó Bộ GD&ĐT sẽ mang đến cho chúng ta một thông tin vô cùng tốt lành: “Kỳ thi này là một kỳ thi sạch”.

MẠNH LÊ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Cao tốc và tính mạng con người

Cao tốc và tính mạng con người

(PLO)- Đêm 10-3, cao tốc Cam Lộ - La Sơn xảy ra vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải làm hai vợ chồng trẻ thiệt mạng và nhiều người bị thương. 

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

Khát vọng vươn lên của thị trường chứng khoán Việt

(PLO)- Nâng cấp thị trường chứng khoán sẽ tạo ra một vị thế và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho thị trường vốn VN trên trường quốc tế, gia tăng niềm tin và thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài...

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

Đường đến kỳ tích của ngành y tế

(PLO)- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, vì thế ngành y tế cần không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu ấy.

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

'Ai không dám làm thì đứng sang một bên'

(PLO)- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi thực hiện trọng trách trước Đảng, trước nhân dân với động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ và đánh giá công bằng.

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

Khó vạn lần, dân vận tốt sẽ xong

(PLO)- Công tác dân vận có thành công thì chủ trương, quyết sách phải đúng đắn, hợp lòng dân và khi có điều này thì mọi dự án, công trình có “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

Dẹp 'bến cóc', chẳng lẽ bó tay?

(PLO)- Nếu chính quyền địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt hơn thì có lẽ kết quả “dẹp loạn” các “bến cóc” đã khác!

Để ai cũng có Tết

Để ai cũng có Tết

(PLO)- Năm qua là một năm có nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ráng chăm lo, thưởng Tết cho người lao động; riêng tại TP.HCM, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 bình quân hơn 12,3 triệu đồng/người.

Tuấn Hải đi bóng đầy tự tin trước đối thủ lớn Nhật Bản.

Thầy trò HLV Troussier và niềm tin không đánh mất

(PLO)- Sau trận thua Nhật Bản 2-4, những người còn nghi ngờ thầy trò HLV Troussier phải nhìn lại về lối chơi chủ động kiểm soát bóng và khả năng của đội tuyển VN sẽ lột xác ngoạn mục trong tương lai.

Người đánh bắt thủy sản chân chính trên sông Đồng Nai căm phẫn với những kẻ khai thác thủy sản kiểu tận diệt.

Phải chặn ngay nạn tận diệt tôm bằng thuốc trừ sâu

(PLO)- Các lực lượng chức năng cần bắt đầu bằng việc bám sát, khoanh vùng các đối tượng để tuyên truyền, nhắc nhở các quy định về nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bắt tôm và cảnh báo họ sẽ bị xử lý nghiêm nếu vi phạm.

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

'Cán bộ chưa biết sợ hay lòng tham không đáy?'

(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đặt vấn đề như trên tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

Tiểu thương có thể 'làm chủ' nền tảng livestream

(PLO)- Hoạt động livestream bán hàng tại chợ Bến Thành và tại các chợ hoa ở miền Tây chỉ là bước khởi đầu trong việc kết hợp giữa hoạt động kinh doanh offline và online, kết hợp giữa thương mại và giải trí...

'Bắt trend' trở thành công dân số

'Bắt trend' trở thành công dân số

(PLO)- Với sự chuyển động mạnh mẽ của hệ sinh thái chuyển đổi số, bất kể người dân nào giờ đây cũng có thể “bắt trend” trở thành công dân số.