Bphone và câu chuyện niềm tin

Khi đó, tôi hoàn toàn không tin rằng ý tưởng đó sẽ trở thành hiện thực. Ngày ấy, tôi đã lập Alpha Books được vài năm và mỗi năm chúng tôi chỉ bán được vài trăm ngàn cuốn sách. Mà giả sử có được một triệu cuốn thì cũng mất 100 năm mới có thể đạt được mục tiêu đó. Nhưng rồi dần dần Vũ đã cho thấy đó không phải là lời nói suông. Riêng năm 2015 này, Vũ có thể chi tới cả chục tỉ đồng để mua và tặng khoảng vài triệu cuốn sách. Nhiều người bạn tôi nói Vũ khùng, Vũ điên, rằng đó chỉ là hình thức quảng cáo, PR cho cà phê… Nhưng bất kể mục đích là gì, bất kể Vũ khùng thế nào, bất kể lớp trẻ con có đọc hay không… thì điều Vũ nói với tôi vẫn đang dần dần trở thành hiện thực.

Hôm nay Quảng Bkav cũng như thế. Tôi không chắc Bkav có thành công lần này hay không hay lại một lần nữa thất bại… Có thể Quảng cũng chẳng thay đổi được suy nghĩ hàng Việt Nam vẫn là thứ vớ vẩn và người Việt Nam cũng không làm nên trò trống gì nhưng tôi rất mong các doanh nhân bạn bè tôi và cả những doanh nhân sau chúng tôi thử đặt cho mình một mục tiêu mới và ý nghĩa mới cho việc kinh doanh của mình…

Cách đây mấy tháng, tôi có nói với các đồng nghiệp ở Alpha Books rằng liệu có thể chúng ta đạt được mục tiêu vẽ ra trong 10 năm chỉ bằng năm năm nay không. Thực sự quá khó với tôi và bạn bè, quá khó để có thể làm được và hoàn thành những gì chúng tôi dự định làm. Quá khó đến mức hơn một lần tôi nản lòng nhưng chúng tôi vẫn đang thử nghiệm và tiếp tục đi.

Trong cuốn sách Made In Japan, Akio Morita nói rằng khi ông và cộng sự lập ra hãng điện tử Sony năm 1946, cả người Nhật và người Mỹ đều cười họ, rằng những hàng hóa Nhật có chất lượng thấp, làm sao bán được ở Mỹ và châu Âu. Trong suy nghĩ của người Mỹ và châu Âu lúc bấy giờ, Made in Japanđồng nghĩa với hàng hóa chất lượng thấp. Câu chuyện tiếp theo và thực tế hiện nay hẳn mọi người đã biết.

Ở Hàn Quốc, trong lần gặp chúng tôi, Kim Woo Choong, cựu Chủ tịch Daiwoo, cũng kể câu chuyện tương tự. Huyndai, Daiwoo và cả Samsung… đã phát triển từ niềm tin của những người sáng lập bất chấp định kiến, ác cảm và nghi ngờ của đám đông. Có người thất bại, thất bại nặng nề, như Kim Woo Choong nhưng rồi những người khác vẫn tiếp tục đi…

Bên kia đại dương, có cuốn sách khá nổi có tên là Hiệu ứng cánh bướm,cuốn sách kể câu chuyện về cái đập cánh của một con bướm ở đây có thể gây nên một cơn bão ở bên kia bán cầu và nếu vậy hẳn là nó phải tạo nên cơn cuồng phong trên mảnh đất nó sống... Đó là cuốn sách hay cho người trẻ.

Sẽ có ngày nào đó cả một đàn bướm vỗ cánh ở đây thì thích nhỉ?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm