Tác động xã hội chưa được tính toán đầy đủ

Theo ông Trần Văn Chiều, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), những mẻ alumin đầu tiên đã ra lò và dự kiến trong sáu tháng đầu năm 2013 Nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) sẽ đi vào vận hành ổn định. Sản lượng dự kiến của cả năm 2013 ở nhà máy này khoảng 300.000 tấn alumin, phần lớn trong số này sẽ được xuất khẩu sau Trung Quốc và Malaysia. Giá bán vừa đàm phán là 340 USD/tấn. “Với giá bán này Vinacomin chưa có lãi” - ông Chiều nói.

Trong khi đó, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc Vinacomin), tính toán sơ lược rằng giá thành xuất xưởng alumin tại Nhà máy Tân Rai tối thiểu phải là 375 USD/tấn.

Như vậy, nếu Vinacomin bán giá 340 USD/tấn tại cảng thì cầm chắc lỗ 35 USD/tấn. Đó là chưa kể khoản lỗ về chi phí để vận chuyển alumin từ nhà máy đến cảng. Tham khảo giá cước vận tải của một đơn vị logistics tại TP.HCM vào thời điểm hiện nay, với chi phí vận chuyển khoảng 2.500 đồng/tấn/km (hàng rời) thì tiền chở alumin từ Nhà máy Tân Rai đến cảng “tạm” Gò Dầu ở Đồng Nai sẽ là 520.000 đồng/tấn. Tức mỗi năm, để chở 300.000 tấn alumin xuống cảng Gò Dầu, Vinacomin phải móc hầu bao thêm hơn 157 tỉ đồng nữa.

Tác động xã hội chưa được tính toán đầy đủ ảnh 1

Nhà máy bauxite ở Tân Rai, Lâm Đồng. Ảnh: TRUNG THANH

Dù vậy, giá cước vận tải trên chưa phải đã sát. Chủ một hãng vận tải cho hay nếu xe chở đúng tải trọng - không quá tải, giá cước vận tải sẽ phải gấp hai đến ba lần mức trên.

Nhưng Vinacomin lạc quan giả thuyết, nếu điều kiện thuận lợi thì năm 2014 việc xuất khẩu alumin bắt đầu có lãi. Đơn vị này cũng tin rằng rủi ro về giá bán alumin là thấp bởi giá trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Theo các chuyên gia kinh tế, các dự án có hiệu quả hay không thì phụ thuộc nhiều vào giá bán sản phẩm. Trong khi đó, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 21-2, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đánh giá: Nguồn thu chính của các dự án khai thác bauxite là từ việc bán alumin. Nhưng hầu hết lượng alumin sản xuất ra đều bán cho Trung Quốc. “Nếu Trung Quốc không mua thì chúng ta làm gì với lượng alumin ấy? Nếu Trung Quốc mua thì giá bán có bao gồm các chi phí trực tiếp, gián tiếp hay không?” - ông Thành đặt vấn đề.

Ông Thành cho hay theo tính toán ban đầu, dự án bauxite sản xuất ra alumin rồi đưa về cảng Kê Gà (Bình Thuận) để xuất đi Trung Quốc. Thế nhưng các phương án vận chuyển, cảng xuất đi đến giờ vẫn bế tắc. Cảng Kê Gà thì ngưng đầu tư xây dựng, còn con đường chở alumin từ nhà máy đến cảng vẫn chưa có lối ra. “Nếu không có đường đi, không có cảng xuất thì sản xuất ra alumin làm gì? Và tại sao Nhà nước phải đầu tư đường sá, phải xây cảng chỉ để phục vụ cho công ty sản xuất alumin nhưng lại buộc dân đi xe máy phải đóng phí sử dụng đường bộ? Nếu phải đầu tư cả trăm km đường sá thì phải tính chi phí đầu tư ấy vào giá thành của alumin để xem xét kỹ lưỡng rằng dự án khai thác bauxite có mang lại hiệu quả kinh tế hay không để quyết định việc đầu tư. Những vấn đề này không được tính toán đầy đủ từ đầu. Các bài toán kinh tế, môi trường, xã hội… đã không được nghiên cứu tận tường để giải quyết tổng chi phí, lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho quốc gia, cho cư dân bị ảnh hưởng. Đó không chỉ đơn giản là tốn bao nhiêu tiền để chở một tấn alumin đi mà còn là câu chuyện môi trường, xã hội khi thực hiện dự án. Một tập đoàn hàng đầu nhà nước là TKV (nay là Vinacomin) sao không biết tính toán được những lợi hại trước khi thực hiện dự án? Những bất cập về hiệu quả của dự án không chỉ thuộc về “lỗi” của chủ đầu tư mà còn có trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đã không xem xét, đánh giá các bất cập dẫn đến dự án vẫn được duyệt, cấp phép” - ông Thành phân tích.

Vinacomin chi tiền làm đường nhỏ giọt

Không làm cảng Kê Gà thì sẽ kéo dài một đoạn đường nữa ra cảng Vĩnh Tân. Như vậy, tuyến đường vận chuyển bauxite dài khoảng 141 km, có nhiều đoạn nhỏ hẹp, cầu yếu. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp, làm mới sẽ vào khoảng 2.840 tỉ đồng. Hiện chúng tôi chưa rõ Vinacomin sử dụng phương tiện vận chuyển là xe 25 tấn hay 40 tấn. Được biết đơn vị này đã mua hơn 100 chiếc ô tô 40 tấn để phục vụ vận chuyển bauxite. Nếu sử dụng xe 40 tấn sẽ gây hư hỏng đường nên phải đầu tư tiền nâng cấp đường 769 và 725. Tuy vậy, Vinacomin lại chi tiền làm đường nhỏ giọt nên việc triển khai rất chậm.

ÔngPHẠM QUANG VINH, Phó Tổng cục trưởng  Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) 

THÀNH VĂNghi

MINH PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm