VỤ MIỀN NAM MẤT ĐIỆN VÌ… CẦN CẨU

“Không thể giải thích đơn giản là bất khả kháng”

Theo bà An, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích sự cố “bất khả kháng” là chưa đủ, chưa đúng với dân. Bởi nếu nói về mặt công nghệ thì EVN bắt buộc phải có quy chế bảo vệ lưới điện an toàn. Còn trong trường hợp bất khả kháng thì EVN cũng phải có giải pháp khắc phục kịp thời, hợp lý chứ không thể đồng thời cắt điện 22 tỉnh/thành, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

“Trong chuyện này, EVN phải nghiêm túc xem xét lại toàn bộ quy trình vận hành, khắc phục sự cố. Các nước khác không xử lý như EVN. Họ khoanh từng điểm một chứ không thể cắt điện một cách lan tràn như thế này được” - bà An nói.

Ngoài ra, bà An cũng cho rằng phải xem xét trách nhiệm bồi thường của EVN, vì đã kinh doanh thì khi xảy ra thiệt hại là phải bồi thường. Nhưng bồi thường đến đâu thì có lẽ cần phải có ý kiến của Chính phủ. “Tôi nghĩ EVN phải báo cáo Chính phủ và có giải trình, công bố công khai trước doanh nghiệp và người dân” - bà An nói.

l Tính đến thời điểm này, thiệt hại cụ thể của sự cố chiều 22-5 chưa được định lượng cụ thể. Nhưng ước tính thiệt hại sẽ rất lớn, cộng thêm với quy định ở Bộ luật Hình sự, hành vi vi phạm an toàn điện có thể bị phạt tù nên cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ để khởi tố vụ án. Chịu trách nhiệm đầu tiên là ba người trực tiếp liên quan gồm lái xe, phụ xe và người trông giữ vườn ươm.

Theo Bộ luật Hình sự, việc vi phạm hành lang an toàn điện dù chưa gây ra thiệt hại (có khả năng xảy ra nếu không được ngăn kịp thời) vẫn có thể bị phạt tù đến hai năm. Trong khi đó, hậu quả của vụ việc vừa qua được đánh giá là rất nghiêm trọng và với mức độ này, theo Điều 241, hình phạt tối đa có thể lên đến 10 năm tù giam.

Nhưng chỉ xử lý ba người trên thì chưa đủ. Bởi trong vụ việc này cần phải xác định rõ việc trồng trụ, kéo dây điện ở đây có tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành về chiều cao, khoảng cách an toàn hay không. Song song đó, vườn ươm có tuân thủ khoảng cách an toàn, cũng như hoạt động cẩu, di dời cây dầu ấy có vi phạm hành lang an toàn dẫn đến hậu quả như vừa qua hay không. Nếu có thì chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã có kiểm tra, xử lý gì chưa...

Vi phạm an toàn lưới điện: Chủ tịch tỉnh phải xử lý

Ngoại trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện, Luật Điện lực nghiêm cấm nhà ở và công trình tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện 500 kV trở lên. Việc sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có vi phạm khoảng cách an toàn dẫn đến phóng điện cũng bị nghiêm cấm.

Cũng do tính chất quan trọng của việc cung cấp điện, Luật Điện lực yêu cầu đơn vị truyền tải điện có nghĩa vụ bảo đảm hoạt động truyền tải điện phải vận hành an toàn, ổn định. Luật giao trách nhiệm bảo vệ hành lang an toàn điện cho UBND các cấp. Cụ thể hơn, Điều 12 Nghị định 106/2005 nhấn mạnh chủ tịch UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

T.VĂN - M.PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm