“Y tế dự phòng ngày càng đi xuống”

Theo ông Thọ, y tế dự phòng thành phố không được khám bệnh dịch vụ nên thua cả y tế dự phòng quận, huyện vì họ có nội lực phát triển (được khám bệnh). “Ngoài ra, theo chương trình đào tạo của Bộ Y tế thì 10-15 năm nữa cũng không đủ nhân lực cho y tế dự phòng. Nếu đào tạo như hiện nay (cử nhân y tế công cộng, bác sĩ loại hai) thì lỗ hổng y học dự phòng sẽ bộc lộ trong vài năm nữa. Ngày xưa những người làm dự phòng là những bác sĩ nội khoa, nội trú giỏi chứ nếu không biết về y học thì làm sao làm dự phòng. Điều này cần kiến nghị với Bộ Y tế” - ông Thọ nói.

Đại diện phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố thì than rằng đã đăng báo tuyển dụng nhân sự nhiều lần nhưng không tuyển được bác sĩ. Nguyên nhân là do thu nhập ở đây thấp, hơn nữa theo quy định mới, bác sĩ làm dự phòng không được cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân nên không ai chịu về vì nó ảnh hưởng đến tương lai của họ.

Tại buổi làm việc, tất cả cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đều kiến nghị Sở Y tế cho phép không dời trụ sở (699 Trần Hưng Đạo, quận 5) về quận 8 vì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập dịch vụ, ảnh hưởng đến đời sống cán bộ, nhân viên.

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, định hướng phát triển ngành y tế thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là xây dựng y tế cơ sở y tế vững mạnh, trong đó y tế dự phòng là chủ đạo. Do đó, việc đầu tư xây dựng một trung tâm y tế dự phòng đẳng cấp (khoảng 1 ha, gồm năm tầng lầu tại quận 8) đạt chuẩn là cần thiết và xứng tầm. “Trung tâm phải làm những gì đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Được làm dịch vụ xét nghiệm nhưng không được khám bệnh” - giám đốc Sở Y tế chỉ đạo.

DUY TÍNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm