Xây dựng đội ngũ tư pháp thân thiện

Theo đó các thủ tục này phải công khai, rõ ràng, để bất kỳ người dân nào - từ kỹ sư, bác sĩ đến anh thợ hồ, lái xe - khi được hướng dẫn đều có thể tự mình thực hiện”. Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh (ảnh) đã nhấn mạnh như thế khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.

Giải quyết hồ sơ phải đúng hạn

. Phóng viên: Theo ông,̀ cải cách hành chính của ngành tư pháp bắt đầu từ khâu nào để đem lại hiệu quả nhất cho người dân?

+ Ông Huỳnh Văn Hạnh: Theo tôi, nội dung cải cách đem lại hiệu quả nhất được người dân quan tâm là cải cách TTHC và việc giải quyết TTHC của công chức. Vì thế thời gian qua, cùng với việc quan tâm ngay từ khâu tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi khi ban hành, Sở Tư pháp TP thường xuyên rà soát quy trình, TTHC, triển khai hoặc kiến nghị triển khai một số giải pháp mang lại hiệu quả, được người dân đồng tình. Nhất là việc giải quyết hồ sơ cho dân phải đúng hạn, vì bà con không thật sự chú trọng thời gian giải quyết hồ sơ là năm ngày, bảy ngày hay 10 ngày mà điều dân quan tâm nhất là đến ngày trả hồ sơ thì phải nhận được kết quả.

. Là cơ quan “gác cửa” cho UBND TP về công tác pháp luật, vậy công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL và kiểm tra văn bản được chú trọng ra sao, thưa ông?

+ Là cơ quan tham mưu về thể chế cho HĐND và UBND TP, Sở Tư pháp luôn chú trọng tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi của từng văn bản QPPL. Công tác góp ý, thẩm định và kiểm tra văn bản là ba khâu quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản QPPL. Vì vậy thời gian qua, Sở tập trung tham mưu UBND TP triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả tích cực, trong đó đáng chú ý là việc xây dựng và triển khai Chương trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL giai đoạn 2011-2015. Hằng năm Sở tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 200-300 công chức pháp chế, công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL của các sở/ngành, quận/huyện.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tập trung công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. TP.HCM cũng là một trong những địa phương đầu tiên đã xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa văn bản QPPL ban hành từ năm 1975 đến nay. Hiện nay đã tích hợp vào dữ liệu của trang công báo TP (congbao.hochiminhcity.gov.vn) và cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tìm hiểu, cập nhật văn bản, đồng thời cũng là một biện pháp phổ biến pháp luật có hiệu quả.

Người dân đang làm thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp TP.HCM. Ảnh: HTD

Đổi mới trong tuyên truyền pháp luật

. Với tâm huyết “cái gì có lợi cho dân thì làm” theo ông việc xây dựng hình ảnh người cán bộ tư pháp TP như thế nào để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng cải cách hành chính của người dân TP?

+ Chúng tôi hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức tư pháp TP “thân thiện, tận tình, trách nhiệm”.

. Công tác quản lý đối với hoạt động của các tổ chức xã hội hóa do ngành tư pháp quản lý như thừa phát lại, tổ chức hành nghề công chứng… trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề nào để tạo sự yên tâm tin tưởng cho người dân?

+ TP.HCM là một trong những địa phương có số lượng lớn các tổ chức bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, thừa phát lại,… Ngay từ khi triển khai chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, Sở Tư pháp chú trọng tham mưu UBND TP việc triển khai theo kế hoạch, quy hoạch và lộ trình. Nhờ đó đến nay, hoạt động của các tổ chức này cơ bản nề nếp, đáp ứng được nhu cầu của người dân trong từng lĩnh vực.

Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý. Đối với lĩnh vực luật sư, công chứng, chúng tôi phối hợp với Đoàn Luật sư TP và Hội Công chứng viên TP tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm. Đối với những lĩnh vực mới được xã hội hóa như giám định hoặc mới ra đời như thừa phát lại, quản tài viên, chúng tôi tập trung hướng dẫn, tăng cường trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp,...

. Bác Hồ có nói “Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực”. Ông đánh giá như thế nào về công tác này tại TP hiện nay và sắp tới?

+ Lãnh đạo TP rất quan tâm và đầu tư cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nhờ sự phối hợp tốt với các cấp, các ngành nên công tác này đa dạng, phong phú, với nhiều chuyên trang, chuyên mục thu hút sự quan tâm của khán giả, thính giả trên các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, chúng tôi tự nhận thấy công tác này đang dần đi vào lối mòn. Do đó thời gian tới sẽ tập trung đổi mới nội dung và hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL và thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL.

Cơ quan “gác cửa” về pháp lý cho chính quyền TP

Xây dựng đội ngũ tư pháp thân thiện ảnh 3
 
Trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật, ngành tư pháp đã thực hiện tốt công tác tham mưu, tư vấn pháp luật cho chính quyền TP đối với những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý, phù hợp điều kiện đặc thù của TP.HCM. Những ý kiến tham mưu, tư vấn của ngành tư pháp mà trước hết là Sở Tư pháp luôn bám sát quy định của pháp luật, đồng thời luôn có nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết vừa đáp ứng tình hình thực tiễn đối với những vụ việc “nhạy cảm”, phức tạp về pháp lý, những dự án lớn, dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài. Từ đó lãnh đạo TP yên tâm khi giao nhiệm vụ là cơ quan “gác cửa” về pháp lý cho chính quyền TP.

Sở Tư pháp cũng đã tham mưu cho UBND TP thực hiện tốt công tác cải cách TTHC. Theo chỉ đạo của UBND TP, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp tổ chức rà soát 6.628 lượt văn bản QPPL với nhiều chuyên đề. Từ kết quả rà soát này, nhiều quy định, TTHC không còn phù hợp gây khó khăn, bức xúc trong đời sống kinh tế-xã hội đã được bãi bỏ, tạo đồng thuận của xã hội.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng ghi nhận những đề xuất, sáng kiến của ngành tư pháp trong việc cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC bảo đảm nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức.

Đơn cử như việc tham mưu cho UBND TP ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm TTHC thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn TP (ban hành kèm Quyết định 07/2013/QĐ-UBND và Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND). Cơ chế này đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 26 ngày (với nhiều thủ tục riêng lẻ) xuống còn năm ngày (với ba thủ tục được thực hiện đồng thời) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Và mới đây nhất, Sở Tư pháp đã triển khai mô hình “kiềng ba chân” trong công tác tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu lý lịch tư pháp, rút ngắn thời gian xác minh, góp phần giải quyết tình trạng trễ hẹn trả kết quả.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM TẤT THÀNH CANG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.