“Trách nhiệm” tham mưu

Theo đó, Vụ Giáo dục đại học được giao dự thảo văn bản, lấy ý kiến góp ý. Khi nhận được ý kiến góp rằng “các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa cho phép đào tạo ngành liên quan tới sức khỏe, luật pháp, truyền thông”, lẽ ra phải xin ý kiến lãnh đạo nhưng cán bộ vụ vẫn cho chèn vào văn bản. Trước khi post lên mạng, ban soạn thảo không xóa nội dung này đi và cuối cùng website của Bộ vẫn đưa hạn chế ngành đào tạo của trường tư. Dư luận đã phản ứng gay gắt.

Hiện bộ phận soạn thảo đang phải tường trình để kiểm điểm, xử lý.

May mà “tì vết” trong dự thảo văn bản kia được phát hiện kịp thời, sửa sai trước khi người có thẩm quyền ký ban hành.

Cơ chế hành chính ở ta hiện phụ thuộc khá nhiều vào tham mưu. Hiện nay nhiều vị lãnh đạo dứt khoát không ký vào văn bản nếu thiếu “chữ ký nháy” của người đứng đầu bộ phận giúp việc. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về các sai sót, không phải các quan điểm lúc nào cũng đồng nhất.

Có quan điểm cho rằng bộ phận tham mưu dứt khoát phải chịu trách nhiệm do là người trực tiếp nắm cơ sở, lưu giữ hồ sơ, soạn thảo văn bản, rà soát đối chiếu. Sai ở công đoạn đó thì bộ phận đó phải lãnh hậu quả.

Quan điểm khác cho rằng người ban hành văn bản mới là người chịu trách nhiệm, bởi “chữ ký nháy” không có giá trị pháp lý. Bởi vì sử dụng ai tham mưu, lấy ý kiến nào, mức độ ra sao… ông ta là người quyết. Chính từ ý nghĩ “con dại, cái mang” mà ông Trần Xuân Giá khi làm bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký văn bản gửi TAND Tối cao nhận trách nhiệm thay cho các bị cáo trong vụ án Thủy cung Thăng Long với lý lẽ: Tôi là người ký thì có công tôi hưởng, có tội tôi chịu!

Nhưng thực tế người như ông Giá còn khá hiếm.

VẠN BẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm