Phải tin dân khi lấy ý kiến cho Hiến pháp sửa đổi

GS Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của QH, đã mở đầu như thế tại Hội thảo “Quy trình, thủ tục, cách thức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992”, do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH) tổ chức tại TP.HCM sáng 10-9.

PGS-TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, cũng cho rằng việc tham vấn nhân dân là cơ hội quý giá để đảm bảo nguyên tắc “đưa cuộc sống vào pháp luật”, khắc phục tình trạng “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”. Vấn đề có tính nguyên tắc là phải tin dân, dựa vào dân để phát hiện ý chí và nguyện vọng chung của nhân dân. “Không thể chủ quan cho rằng những vấn đề mà trong nội bộ ban soạn thảo đã đạt được đồng thuận thì không cần tham vấn nhân dân. Điều cũng rất quan trọng là cần phải tôn trọng và thừa nhận sự đa chiều và đa dạng của các ý kiến, nghiên cứu những ý kiến trái chiều hoặc thiểu số bởi lẽ chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông” - PGS-TS Nguyễn Như Phát nói.

Để có thể thực hiện được những yêu cầu trên, GS Trần Ngọc Đường cùng nhiều chuyên gia cho rằng cần có một nghị quyết của QH về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này.

Theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thành viên Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, dự kiến bản dự thảo này sẽ trình QH lần đầu tại kỳ họp thứ 4, khóa XIII vào tháng 10 tới. Đến tháng 2-2013 sẽ công bố để lấy ý kiến toàn dân trong hai tháng 2 và 3. Cuối tháng 5-2013 sẽ trình QH xem xét lần hai. Cuối năm 2013 trình ra QH để xem xét thông qua.

MINH CƯỜNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm