Nước ngoài tịch thu tài sản tham nhũng thế nào?

Nếu như người này không thể chứng minh được số tài sản có nguồn gốc hợp pháp, phần tài sản vượt quá mức thu nhập của đối tượng sẽ mặc nhiên được xem là nguồn lợi phi pháp và bị cưỡng ép thu hồi”.

Cũng theo luật pháp Trung Quốc, khi tiến hành điều tra, xác định và thu hồi tài sản tham nhũng, “tất cả đối tượng có liên quan với nghi can, có khả năng thay cho nghi can đứng tên tài sản như công ty, doanh nghiệp, các quỹ tài chính, các đối tác và người thân của nghi can đều được đưa vào diện tình nghi”. Hồi tháng 3 năm nay, cơ quan chống tham nhũng nước này đã tiến hành bắt giữ và tịch thu tài sản của gần 300 người thân, họ hàng, đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới và đối tác của cựu bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang với cáo buộc sở hữu tài sản tham nhũng. Tổng giá trị số tài sản này được ước đoán lên đến 14,5 tỉ USD.

Thái Lan: Quan chức về hưu một năm cũng phải khai báo tài sản

Giám sát khai báo tài sản, các khoản nợ và lối sống của các quan chức cao cấp là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tại Thái Lan. Những người nắm các vị trí chính trị cũng như quan chức cao cấp trong chính phủ cả trung ương và địa phương phải trình cho cơ quan chống tham nhũng quốc gia về tài sản và các khoản nợ của họ cũng như của vợ hoặc chồng hoặc con cái đang được họ nuôi dưỡng ba năm một lần, khi họ bắt đầu nhậm chức cũng như khi rời khỏi vị trí và một năm sau khi nghỉ họ vẫn phải khai báo.

Singapore: Tài sản ngoài thu nhập công khai đều bị thu hồi

Đạo luật số 65A về thu hồi lợi ích từ tham nhũng, buôn bán ma túy và các loại tội phạm khác (CDSA) của Singapore hình sự hóa các hành vi rửa tiền từ lợi ích có được do tham nhũng mà có và yêu cầu trả lại tất cả lợi ích có được từ hành vi hình sự. Theo đó lệnh thu hồi tài sản sẽ được ban hành để thu hồi phần lợi ích có được từ hành vi phạm tội đối với trường hợp bị kết tội. Tài sản thu nhập bất hợp pháp có được ngoài thu nhập chính đáng đều được xem là do phạm tội mà có và đều bị thu hồi.

Với phương châm ngăn ngừa tham nhũng từ trong trứng nước, Đạo luật Chống tham nhũng (PCA) của Singapore dự tính trước mọi biến tướng của hành vi đưa hối lộ. Có thể thấy được ba bài học lớn trong cách Singapore giải quyết vấn đề hối lộ như sau: Một, hình thức xử phạt chủ yếu đánh vào người nhận hối lộ vì đó mới chính là đối tượng tham nhũng. Hai,nghiêm khắc xử phạt tham nhũng ở mọi mức độ, mọi đối tượng; các vụ án tham nhũng không phải chờ đến quan chức cấp cao, quy mô tham nhũng lớn mới xử lý. Ba, khái niệm về hối lộ được định nghĩa là cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giúp dễ dàng giải quyết các trường hợp biến tướng của hối lộ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm