Nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô

Sự cẩn trọng này là có cơ sở khi dự án luật nói trên đã không được QH thông qua vì chỉ có 35,9% số đại biểu ấn nút tán thành.

Góp ý về sự cần thiết của luật này, trong khi KTS Đào Ngọc Nghiêm và một số ý kiến cho rằng “rất cần” (đương nhiên dự thảo sẽ phải thiết kế lại) thì TS Nguyễn Quang A lại khẳng định dự án luật không thực sự cần thiết. Trong khi đó, có ý kiến lại đề xuất hẳn ba hướng xử lý: Hoặc đưa luật này thành một chương trong Hiến pháp mới (đang được soạn thảo); hoặc thu hẹp nội dung điều chỉnh của luật, chỉ hướng vào những ách tắc, rối ren của Thủ đô hiện nay; hoặc “nhập khẩu” nguyên một luật của nước khác, chỉ xử lý chút ít là “xài” luôn.

Việc xác định cơ chế đặc thù cũng không có ý kiến thống nhất. Chẳng hạn, riêng vấn đề quản lý dân cư, KTS Đào Ngọc Nghiêm đề nghị cần quản lý “thật chặt chẽ” dân số, nhất là trong nội đô. “Luật Cư trú hiện nay rất thông thoáng và Luật Thủ đô không thể chỉ làm theo Luật Cư trú được. Phải thắt chặt chuyện này. Đây là cơ chế đặc thù” - ông Nghiêm khẳng định. Ông Nguyễn Vĩnh Oánh (Hội Luật gia Việt Nam) cũng khẳng định cần phải quy định để hạn chế dân cư tự phát vào Hà Nội, tránh việc “cứ có tiền ở tỉnh khác là có thể mua nhà ở Hà Nội”. TS Nguyễn Quang A lại cho rằng quy định như vậy là “vi hiến”, “không thể được”…

Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô sẽ được trình QH xem xét, thông qua tại một kỳ họp (kỳ họp thứ tư QH khóa XIII, dự kiến vào tháng 10-2012).

ĐỨC MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm