Hành pháp và tư pháp sẽ có quy chế phối hợp

Theo đó, trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng pháp luật đến phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật… và cả trong giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, các cơ quan trên đều cam kết phối hợp chặt chẽ, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ luật định.

Tuy nhiên, bàn cụ thể về cách thức phối hợp giữa Chính phủ với TAND Tối cao trong giải quyết án hình sự, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng không nên phối hợp để “thống nhất hướng xét xử”. Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cũng nhấn mạnh là việc xây dựng quy chế phối hợp cần lưu ý tính chất độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Vì thế, quy chế phối hợp dù có được ban hành dưới dạng nghị quyết liên tịch cũng không nên coi đó là văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp thu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ, đại diện tổ soạn thảo, cho biết quy định về phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan tư pháp trong giải quyết án hình sự chỉ được hiểu theo nghĩa là tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian xét xử, bảo đảm an toàn phiên tòa, hay tuyên truyền về việc giải quyết vụ án cụ thể… Tuyệt nhiên không được hiểu là hành pháp và tư pháp bàn với nhau để thống nhất đường lối xét xử.

NGHĨA NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm