Chỉ có nước dựa dân

Bởi trước đó, nhiều vụ bạo hành trẻ em (vụ em Bình ở Hà Nội, vụ bé Hảo ở Bình Phước…) cũng đã không được nắm bắt sớm để kịp thời ngăn chặn hậu quả xấu.

Theo ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, nếu làm tốt khâu phòng ngừa thì có thể giảm được 80% nguy cơ trẻ em bị xâm hại. Nhưng cho dù chính quyền có dài tay đến mấy cũng khó có thể phát hiện được hết những vụ bạo hành. Hội, đoàn ở địa phương thì hầu như tổ chức nào cũng có nhiệm vụ này nhưng qua thực tế, các hội đoàn này chẳng phát hiện được vụ nào cả. Tất cả đều do người dân báo cho cơ quan chức năng hoặc đường dây nóng của các báo.

Như vậy, cách tốt nhất để phát hiện các vụ việc này chính là tai mắt nhân dân. Vấn đề là làm sao để người dân mạnh dạn tố cáo những vụ trẻ em bị bạo hành. Bởi những kẻ bạo hành thường là người hung dữ nên người dân thường sợ, co cụm lại để bảo vệ chính mình trước đã. Trong vụ cháu Hào Anh, nhiều người biết chuyện cháu bị hành hạ nhưng không dám báo chính quyền vì sợ vợ chồng chủ trại tôm trả thù. Ngay cả người gọi điện thoại báo cho bí thư chi bộ ấp về chuyện Hào Anh bị chủ đạp té xuống sông, trói tay chân bắt phơi nắng và từ đó vụ việc được đưa ra ánh sáng cũng đề nghị không được tiết lộ danh tánh.

Theo Nghị định 110 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, những ai biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện mà không ngăn chặn, không báo tin thì bị xử phạt 100.000 đến 300.000 đồng. Những ai đe dọa, hành hung, xúc phạm nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng, buộc xin lỗi công khai... Như vậy, chế tài để ràng buộc trách nhiệm của người dân chung tay cùng chính quyền phát hiện, ngăn chặn bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em cũng như chế tài để bảo vệ họ đã có. Nhưng trong thực tế, quy định có hiệu lực từ ngày 27-1-2010 này rất ít người dân được biết.

Xã hội nào cũng vậy, nếu chỉ bằng bộ máy công quyền thì rất khó để nắm hết được mọi chuyện xảy ra trong dân. Để vận hành, quản lý xã hội hiệu quả, chính quyền phải biết huy động sức dân, dựa vào trăm tai nghìn mắt của dân. Trong cuộc chiến chống bạo hành gia đình, đặc biệt là bạo hành trẻ em, điều này càng trở nên quan trọng để phát hiện, diệt trừ cái xấu, cái ác từ trong trứng nước. Không huy động được sức dân, mầm mống của cái ác trong mỗi gia đình sẽ vẫn còn có đất sống.

THANH MẬN

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.