Xe đạp điện: Những trục trặc thường gặp

Tuy nhiên, đi xe đạp điện cũng có hạn chế như xe hay trục trặc và mau hết điện.

Về cấu tạo, xe đạp điện cũng có các chức năng tương tự xe máy như còi, đèn xi-nhan, đèn pha, đèn cốp, công tắc khóa yên xe, thắng trước và sau, khoang để đồ rộng rãi... Thậm chí còn có chống nghiêng, chống đứng. Sườn xe được làm bằng khung sắt, phuộc trước, phuộc sau đều có lò xo giảm xóc. Xe sử dụng bánh mâm, bánh căm; sử dụng nhiều loại vỏ xe, có ruột xe và bơm hơi...

Đặc biệt nhất là xe đạp điện không có động cơ như xe máy mà chỉ sử dụng bình điện, môtơ và dây cua-roa hoặc dây xích để kéo bánh xe hoạt động. Thông thường môtơ được đặt trên thân xe, truyền tải với bánh xe bằng xích sắt hoặc bằng dây cua-roa. Tuy nhiên, một số xe điện có môtơ được đặt trực tiếp trong đùm bánh xe sau để kéo trực tiếp vào bánh xe. Một số xe có hình dáng thon còn được lắp đặt thêm bộ phận đạp giống như xe đạp để khắc phục sự cố khi bình điện hết điện, môtơ bị hư... Thời gian sạc bình điện khoảng bốn giờ, bình điện sạc đầy có thể hoạt động được 100 km.

Theo một số chuyên gia, xe đạp điện dễ trục trặc nhất ở bộ phận bình điện. Cụ thể, bình điện không cầm hơi, sạc điện không vô hoặc có hiện tượng báo sạc bình đã đầy nhưng thực chất không có nhiều điện nên khi chạy được vài km là phải đạp! Đối với xe có môtơ phát lực kéo trực tiếp được gắn vào đùm xe có bộ phận ngắt điện tự động, khi dừng xe máy sẽ tự động ngưng hoạt động. Đối với xe có bộ phát lực gắn ở trục giữa không có bộ phận ngắt điện tự động nên dễ trục trặc.

Khi chọn mua xe nên kiểm tra bình ắcquy xem có chổi than hay không. Bạn đề nghị mở nắp xem bình bên trong, nếu có chổi than sẽ thể hiện bằng hai dây điện có màu đỏ và đen nên ít bị trục trặc. Nhưng nhược điểm lớn của loại có chổi than là tốn nhiều điện. Đối với loại bình điện không có chổi than thì tốn ít điện năng nhưng dễ bị hư hỏng, chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, nên chú ý đến bộ phận che chắn bụi, nước. Nếu không kín thì bụi, nước sẽ xâm nhập vào bộ phận phát lực kéo, bình điện, sẽ dẫn đến hỏng hóc.

Cũng có loại xe đạp điện giống xe máy nhưng hàng không nhiều, giá đắt, gần 10 triệu đồng/chiếc. Các loại xe này có bánh mập (giống xe địa hình), vành bằng gang đúc loại nhỏ, được phụ nữ và người già ưa dùng. Loại này bình ắcquy được thiết kế ở bên trong, không lộ ra ngoài hoặc được lắp ngay dưới yên, rất thuận tiện khi sạc điện hay tháo ra, lắp vào.

Khi mua xe cũng nên quan sát và hỏi rõ thông tin về hệ thống điện, ắcquy, vị trí đặt môtơ và mạch điều khiển. Vị trí động cơ cũng khá quan trọng vì khi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước cũng dễ bị hư.

Trong xe đạp điện, bộ phận hay hỏng nhất là ắcquy. Nếu dòng phóng ra của ắcquy luôn giữ ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp thì ắcquy sẽ có độ bền cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng không nên đi hết ắcquy, không nên để ắcquy cạn kiệt mới nạp ắcquy.

Không nên đi xe khi điện ắcquy thấp hơn giới hạn cho phép. Nạp điện hàng ngày, kể cả không chạy cũng phải nạp điện, nếu để lâu không nạp điện dễ hỏng ắcquy. Nếu ắcquy đã sử dụng không để quá ba tháng, ắcquy chưa sử dụng không để quá sáu tháng. Nếu hỏng một ắcquy bên trong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ắcquy còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay cả ba ắcquy (giá thay ắcquy khoảng 700.000-800.000 đồng/bình).

Nếu xe phải lên dốc, chở nặng thì nên tắt động cơ và... đạp. Hoặc nên đạp lấy đà trước khi bật động cơ để giúp máy của xe bền hơn.

NG.MẪN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm