NGUỒN NƯỚC CỦA TP.HCM - BÀI 1:

Quản lý tài nguyên nước đối với biến đổi khí hậu

Trước tình hình đó, Tập đoàn Arup C40 (công ty dịch vụ về xây dựng và môi trường thiên nhiên) và Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Quản lý nước ứng phó với biển đổi khí hậu” nhằm hỗ trợ TP.HCM xây dựng quy hoạch tổng thể về quản lý nước, xây dựng khả năng ứng phó của nước đối với tác động biến đổi khí hậu.

Tài nguyên nước hiện có của TP

Nước mặt: Là nguồn nước từ các sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông cùng với các hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880 km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha. Trong đó, nước ngọt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.

Riêng nước dưới đất (nước ngầm) tại TP.HCM, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước hơn 2,5 triệu m3/ngày. TP cũng hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm. Trong đó, hơn 56% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt.

Quản lý tài nguyên nước đối với biến đổi khí hậu ảnh 1

Theo kịch bản của biến đổi khí hậu, những vùng đất như thế này của TP.HCM sẽ chìm sâu trong nước trong tương lai không xa.

Tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại TP.HCM

Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng có dấu hiệu ảnh hưởng rõ rệt và TP.HCM cũng là một trong những TP chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề này. Theo đó, việc biến đổi khí hậu sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, mùa khô kéo dài hơn và gây ra mưa lớn trong ngày hè. Điều này gây tác động lớn đến tài nguyên nước ở TP như gây ra tình trạng ngập lụt đô thị trong mùa mưa, gây nhiễm mặn các nguồn nước và suy thoái nguồn nước ngầm.

Đối với việc nhiễm mặn các nguồn nước, nguyên nhân là do hạn hán kéo dài làm giảm lưu lượng trong mùa khô và mực nước biển dâng cao làm cho “nút ngăn mặn” di chuyển sâu hơn vào đất liền gây nhiễm mặn.

Tình trạng ngập lụt trong đô thị ngày càng xảy ra nghiêm trọng là do việc biến đổi khí hậu gây mưa lớn hơn trong mùa hè, mực nước biển dâng cao dẫn đến tình trạng ngập lụt tại TP trong mùa mưa. Ngoài ra, tình trạng mùa khô kéo dài hơn cũng gây nên suy thoái nguồn nước ngầm trong TP.

Giải pháp khả năng ứng phó

Đối với nhu cầu cải thiện khả năng nước thô, việc lưu trữ nước thô nhiều hơn có giá trị nâng cao lưu lượng trong mùa khô để đáp ứng nhu cầu, duy trì lưu lượng môi trường, bảo vệ tránh ô nhiễm và các sự cố nhiễm mặn cao điểm và tối ưu hóa chất lượng nước. Theo gợi ý của Arup C40 thì hiện nay TP.HCM có thể cải thiện lưu trữ nước thô theo hai nơi là gần các trung tâm có nhu cầu hoặc xa hơn ở các lưu vực.

Arup C40 cũng đưa ra hai phương án giúp TP xử lý việc nhiễm mặn. Đó là xây dựng khu lưu trữ nước thô có thể tránh bị nhiễm mặn, hoặc cải thiện việc xử lý nước lợ bằng khử mặn, hoặc có thể cả hai đều cần thiết.

Để xử lý tình trạng ngập lụt trong đô thị vào mùa mưa, Arup cũng kiến nghị một số biện pháp nhằm giúp TP cải thiện vấn đề đó như tiến hành thu nước mưa, bù nước ngầm, chuyển dòng thoát nước, xem xét việc phân đoạn dự án đê bao cùng với các dự án và kế hoạch phát triển, tái phát triển TP…

Theo ông Roger Alley, quản lý cấp cao của Arup, tóm lại nhu cầu về nước không phải đơn thuần là “theo cung cấp” mà còn phải có kế hoạch quản lý rõ ràng, có biện pháp kỹ thuật tốt. Đó là một sự chuyển đổi từ phương thức cung cấp định hướng theo truyền thống sang khuynh hướng bảo tồn nước. Điều này cần thiết cho sự bền vững của tài nguyên nước và môi trường. Bên cạnh đó cũng phải chú trọng hơn vào mục đích sử dụng có tính xã hội và kinh tế. (Còn tiếp)

NHƯ THỦY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm