Hàng giả và nhận thức về hàng giả

Hội thảo nhằm công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát (ở Hà Nội và TP.HCM) xoay quanh chủ đề: Ai mua hàng giả và vì sao hàng giả được bán nhiều…

Ông Martino Castellani, Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ thuộc Thương vụ Ý, cho biết: “Hàng giả là một vấn đề nan giải tại Việt Nam. Chủng loại hàng giả rất đa dạng, từ hàng xa xỉ cho đến phần cứng, phần mềm và dược phẩm. Thậm chí hàng giả lại có xuất xứ từ các nước lân cận tràn sang...”.

Được thực hiện ở TP.HCM và Hà Nội với hơn 200 người tiêu dùng ngẫu nhiên, nghiên cứu cho thấy hàng may mặc chiếm thị phần hàng giả lớn nhất tại TP.HCM, trong khi ở Hà Nội là hàng kim khí điện máy và dược phẩm. Tuy nhiên, mua hàng giả nhóm dược phẩm lại chiếm đến 47% ở Hà Nội. Cũng theo nghiên cứu, có 72% là nữ giới độ tuổi 25-34 (chiếm 35%) thường xuyên mua hàng giả, trong đó hầu hết lại là người thu nhập thấp. Tuy nhiên, ngành hàng rượu và nước uống có cồn giả lại có đến 68% là nam giới mua...

Kết quả cuộc nghiên cứu còn cho thấy hàng giả (xếp từ cao đến thấp) lần lượt là hàng dệt may, rượu, hàng gia dụng, hàng kim khí điện máy, mỹ phẩm, dược phẩm...

Liên quan đến nguồn hàng giả, kết quả khảo sát còn cho thấy: tại Hà Nội có đến 83% có xuất xứ từ Trung Quốc, còn hàng giả ở TP.HCM (chiếm 65%) có xuất xứ trong nước. Theo kết quả khảo sát, TP.HCM có tỷ lệ người mua phải hàng giả (52%) thấp hơn ở Hà Nội (78%).

Nói về mức độ nguy hại từ hàng giả, ông Martino Castellani nói: “Thực phẩm và dược phẩm có liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, nhóm hàng giả này luôn phải được ưu tiên chống tuyệt đối”.

P.NGUYỄN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm