Sóng ‘lạ’ là sóng gì nhỉ?

Cô Phượng cave nhấm nháp chén cơm rượu, thắc mắc: Ăn tết mùng 5 tháng 5 sao lại gọi là giết sâu bọ nhỉ?

Thằng Bảy xe ôm ra vẻ hiểu biết: Vì cái tháng 5 ta này các quan tham sinh sôi nhiều vô kể. Mấy năm trước ông Chủ tịch nước đã phải nói: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”. Bởi vậy phải có cái tết giết sâu bọ chớ sao.

Cô Phượng cave trề môi: Mày nói dóc. Các quan tham sinh sôi, nảy nở quanh năm cứ gì phải tháng 5 ta này. Mà sao lại chọn ngày mùng 5?

Thằng Bảy xe ôm tịt mít, chị Gái hủ tíu góp chuyện: Tôi nghe nói ngày đó sâu bọ trong con người ta bò ra nhiều lắm nên phải diệt.

Gã Ký Quèn lên tiếng: Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là có tích, có tuồng hẳn hoi. Ngày xưa ở nước Sở bên Tàu, ông quan Khuất Nguyên dâng sớ can vua, bị cách chức thành thứ dân. Ông ôm đá tự trầm mình ở sông Mịch La đúng vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch…

Cô Phượng cave cười rinh rích: Can vua mà phải tự tử à? Bây giờ trí thức tha hồ phản biện đâu có sao!

Thằng Bảy xe ôm cười hô hố: Chị Phượng cave nghe đâu ra vậy?

Cô Phượng cave trợn mắt: Mày không coi tivi à? Ngày 26 tháng 5, gặp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Thủ tướng nói: Chính phủ mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học.

Sóng ‘lạ’ là sóng gì nhỉ? ảnh 1

Vừa lúc đó cô Ba vợ ông Ba hưu xồng xộc vào quán: Ông đã lấy vé xe lửa đi Nha Trang cho tôi chưa? Mai tôi đi chuyến chiều, toa máy lạnh, phòng bốn người…

Cô Ba vừa ra khỏi quán, thằng Bảy xe ôm đã la lên: Ối chết chết, mọi khi cô Ba vẫn đi máy bay kia mà?

Ông Ba hưu lắc đầu: Sợ máy bay rồi… Phần sợ lây bệnh Mớt Mót gì đó, phần sợ máy bay rớt.

Ông Tư Gà nướng la trời: Sợ máy bay rớt? Máy bay ta chỉ có trễ thôi chứ có rớt bao giờ?

Ông Ba hưu càm ràm:Thì hôm rồi bả đi máy bay về tới Tân Sơn Nhất mà không hạ cánh được, cứ bay vòng vòng trên đó. Nghe nói có sóng lạ chèn vô làm mất sóng đài kiểm soát không lưu không liên lạc được bất kỳ máy bay nào dù đang bay trên trời hay đậu dưới đất.

Cô Phượng cave cười rinh rích: Sóng lạ là sóng gì hả chú Ba, có giống với “tàu lạ” vẫn đâm tàu ta không?

Gã Ký Quèn lên tiếng: Hỏi khó vậy chú Ba sao trả lời. Có điều ta có hàng vạn trí thức là kỹ sư, chuyên gia, kỳ này tha hồ tập trung nghiên cứu “sóng lạ” hổng biết có ra kết quả không, nói gì tới phản biện…

Cả quán cười vui vẻ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.