Tướng lĩnh NATO cảnh báo về chiến thuật ‘Blitzkrieg’ của Nga

Theo hãng tin CNBC (Mỹ), dù các bên đã đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.0 nhằm hạn chế bất ổn khu vực miền Đông Ukraine, quan hệ giữa liên minh NATO với phía Nga đang xấu đi.
Theo đánh giá của Sir Adrian Bradshaw phó chỉ huy tối cao của lực lượng quân đội NATO ở châu Âu, nguy cơ xung đột vũ trang với Nga trên đất châu Âu ngày một gia tăng công khai đang dặt ra nhiều thách thức lớn đối với tổ chức quân sự này.

Phát biểu tại Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh ở London vào hôm 20-2, Sir Adrian cảnh báo rằng các lực lượng của liên minh cần phải chuẩn bị đối phó với nguy cơ một cuộc xâm lược mở rộng nổ ra từ xung đột Ukraine.

Cuộc tập trận “Spring Storm” của NATO  (Nguồn: CNBC)

Ông phát biểu: “Nga có khả năng triển khai các lưc lượng quân sự với quy mô lớn trong thời gian ngắn, đơn cử là cuộc tiếp quản “chớp nhoáng” bán đảo Crime. Trong tương lai, có thể chiến lược áp đảo đó không chỉ sử dụng để đe dọa, cưỡng chế mà còn để chiếm các lãnh thổ của NATO (ở phía Đông – NV)”.

“Sau đó,nhiều khả năng các vùng lãnh thổ đó sẽ xảy ra leo thang xung đột, ngăn chặn chính quyền quốc gia tái lập lại trật tự và quyền kiểm soát trên lãnh thổ”.
Việc triển khai lực lượng áp đảo trong thời gian ngắn gần đây được Nga tiến hành trong thời gian ngắn. Cụ thể, cuộc tập trận chiến lược Zapad 2013 của Nga đã huy động “thần tốc” 25.000 quân tham gia tại Belarus và vùng lãnh thổ Kaliningrad mô phỏng “giải quyết” xung đột với một nước thuộc khối NATO.
Một cuộc tập trận ngắn của Nga ở quân khu miền Đông cuối năm 2014 với hơn 160.000 quân cũng được đánh giá là cuộc tập trận lớn nhất khi đó kể từ sau sự sụp đổ Liên Xô.
Nga có khả năng chiếm đóng một vùng lãnh thổ trong một quốc gia thuộc NATO (chẳng hạn như thành phố Narva của Estonia – một vùng nói tiếng Nga ) nhờ việc tập hợp lực lượng nhanh chóng trước khi quân đội của liên minh kịp hành động, buộc các nhà lãnh đạo buộc phải tuyên bố chiến tranh, hoặc là sẽ bị mất mặt.
NATO đang chuẩn bị triển khai “các đơn vị lực lượng tích hợp” tại mỗi quốc gia thành viên ở châu Âu. Họ sẽ đóng vai trò giám sát trên mặt đất cũng như chuẩn bị phương án triển khai nhanh chóng cho lực lượng của NATO bằng cách thiết lập các liên kết và xây dựng kế hoạch hậu cần và chỉ huy với các đơn vị quân sự địa phương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm