Trung Quốc vận dụng Binh pháp Tôn tử tại biển Đông như thế nào?

+ Phóng viên: Các hoạt động cải tạo đảo chìm, bãi đá ngầm của Trung Quốc không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng dù Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trên nhiều quy mô khác nhau, thì Bắc Kinh cũng không thể tạo thêm ý nghĩa mang tính chiến lược trong việc đối đầu hay xung đột (với các quốc gia khác – ND), trong đó có Mỹ. Hơn nữa, nhìn từ góc độ pháp lý Trung Quốc không thể tuyên bố trước tòa án quốc tế rằng các bãi cạn hay bãi đá ngầm hiện được cải tạo có giá trị như khái niệm về đảo được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Theo ông đâu là nội hàm của việc xây đảo nhân tạo, hay đây đơn thuần chỉ là màn “khoe cơ bắp” của Trung Quốc?

. GS. Alexander Vuving: Chúng ta cần nhìn vào hoạt động cải tạo đất liền của Trung Quốc ở biển Đông từ một góc độ khác hơn so với góc độ thông thường, vốn chỉ nhấn mạnh vào phương diện quân sự và pháp lý.

Binh pháp Tôn tử: không đánh mà thắng

Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược dựa vào các nguyên tắc rất khác so với cách nghĩ thông thường của người phương Tây.

Triết lý cơ bản của TQ có thể được tìm thấy trong tác phẩmArt of War (tạm dịch: Nghệ thuật của chiến tranh hay còn được biết đến với cái tên Binh pháp Tôn Tử) của Tôn Vũ, với ý niệm cốt lõi chính là “chiến thắng mà không cần chiến đấu”, không cần quân sự hay yếu tố luật pháp. Vì vậy, trong khi Trung Quốc rõ ràng muốn chiến thắng, muốn đạt được mục tiêu mà không cần phải dùng đến các hoạt động quân sự.

Các hoạt động này của Trung Quốc ở biển Đông, từ cải tạo đất liền cho tới sử dụng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và các lực lượng phi quân sự hay chiến tranh pháp lý là tất cả những yếu tố của chiến thuật “chiến thắng mà không cần chiến đấu”.

Thật sai lầm nếu bạn nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm ở biển Đông từ góc độ ý nghĩa quân sự. Sai làm tương tự xảy ra nếu chúng ta đánh giá hoạt động cải tạo đất của Bắc Kinh theo góc độ pháp lý, từ đó kết luận rằng các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo không phải là đảo hợp pháp (theo quy định của luật quốc tế - ND) nên Bắc Kinh không thể dựa vào đó để tự lập ra một Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Bãiđá Chữ Thập tại Trường Sa (Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và cải tạo hạ tầng nhanh chóng.

Những gì Trung Quốc đang làm hiện tại là chiếm hữu nhiều vị trí khác nhau trên biển Đông và xây dựng chúng thành các tiền đồn hùng mạnh. Bắt đầu từ đây, Bắc Kinh muốn tạo dựng nên vị thế mới về mặt địa chính trị, hướng các quốc gia lân cận nhìn vào xu hướng thay đổi mọi thứ trên biển (sự thay đổi của các đảo, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự…) tại biển Đông.

Từ đây tin rằng TQ trong tương lai rồi cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chơi. TQ tin rằng các nước sẽ sớm hiểu rằng “động đến Bắc Kinh chẳng có lợi ích gì” (vì TQ ở khắp mọi nơi), từ đó né tránh đụng độ và sau cùng là chấp nhận sự chiếm hựu trái phép của TQ và quyết định từ bỏ.

Triết lý cơ bản là như vậy. Trung Quốc đang cải tạo đảo và xây dựng các cơ vật chất lưỡng dụng, vừa phục vụ cho quân sự, vừa có thể phục vụ cho mục đích dân sự.
Ngư dân được phép sử dụng các bến cảng ngoại trừ những cơ sở vật chất dành cho cảnh sát biển và lực lượng quân đội. Đường băng dài khoảng 3.000 m được xây dựng tại bãi đá Chữ Thập (của Việt Nam – ND) được Bắc Kinh tuyên bố là cần thiết để hỗ trợ người dân trên đảo này. Và theo cách đó, đường băng này đủ dài để chứa các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Trung Quốc.
Tương lai vùng đảo nhân tạo trái pháp luật

Có nhiều tranh cãi cho rằng nếu Trung Quốc đưa các cơ sở quân sự vào các đảo nhỏ này, bởi họ sẽ rất dễ bị tổn thương khi kịch bản chiến tranh xảy ra. Nhưng Trung Quốc không “chuẩn bị” cho một chiến tranh.

Trung Quốc chuẩn bị cho hòa bình, chuẩn bị cho việc chiến thắng mà không cần chiến đấu. Không ai muốn giao tranh với Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc cũng không chuẩn bị vì điều đó.

Từ góc nhìn của Việt Nam, Malaysia hay Philippines, các căn cứ quân sự và trung tâm hậu cần của Trung Quốc sẽ có mặt trên khắp vùng biển này.

Điều này làm gia tăng đáng kể khả năng kiểm soát biển đông của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không tiến hành một vụ đụng độ quân sự nào. Các đảo nhân tạo sẽ làm thay đổi sự tính toán chiến lược của các nước lân cận do sự thống trị bất hợp pháp ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nếu nhìn vào tình hình ở biển Đông sau 10 năm nữa, những gì họ nhìn thấy là một khu vực đầy rẫy các căn cứ quân sự, trung tâm hậu cần và các chốt kiểm soát hùng mạnh của Trung Quốc chi phối ở biển Đông. Trong khi đó, Mỹ không có bất kỳ căn cứ nào ở đây vì vậy nếu xảy ra xung đột thực sự, Trung Quốc có thể áp đảo các bên.
Tương lai của những đảo nhân tạo trái luật

Một góc độ khác có thể xem xét trường hợp đảo nhân tạo chính là yếu tố pháp lý. Rõ ràng, nếu nhìn vào điều khoản 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thì khái niệm đảo chính là một vùng đất được hình thành một cách tự nhiên và nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nếu quốc gia có “đảo tự nhiên” muốn mở rộng vùng đặc quyền kinh tế dài 200 hải lý từ đảo này. Hơn nữa, quốc gia có chủ quyền phải duy trì được sự sống của con người trên quần đảo và đảm bảo đời sống kinh tế.

Hiện giờ, những gì mà Trung Quốc đang làm là cải tạo những bãi đá, hầu hết là bãi đá ngầm cách đây hàng mấy thập kỷ thành các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, dù tòa án có thể bác bỏ rằng các quần đảo này không được hình thành tự nhiên vì chúng vốn là các bãi đá ngầm, thì đó sẽ là một quá trình phức tạp và lâu dài.

Và thực tế, Trung Quốc không chuẩn bị cho một cuộc đấu pháp lý như thế, bởi ngay từ đầu Trung Quốc đã từ chối “hầu tòa” về vấn đề đảo nhân tạo.

Thay vào đó, Trung Quốc đang tạo ra sự kiện thực tiễn để có “cớ” tuyên bố rằng đây là quần đảo và tạo ra Vùng đặc quyền kinh tế với phạm vi 200 hải lý. Trước đó có rất nhiều ví dụ chứng minh cho điều này.

Đảo Okinotori của Nhật Bản là một tiền lệ cho việc cải tạo các bãi đá thành quần đảo và tuyên bố chủ quyền Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh quần đảo này mặc dù Trung Quốc và Hàn Quốc công nhận đó chỉ là bãi đá.

Sẽ không mấy ngạc nhiên nếu trong vài năm tới Trung Quốc tuyên bố rằng bãi đá ngầm này đều là quần đảo và họ đã thiết lập Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở quần đảo này.

Điều đó là bất hợp pháp và nhiều quốc gia khác sẽ phản đối và tranh cãi. Tuy nhiên, cho tới khi vụ việc được đưa ra trước tòa án quốc tế, chẳg quốc gia nào có được một phán quyết cuối cùng về tính hợp pháp của các bãi đá bị Trung Quốc “nhân tạo hoá” thành đảo, đồng thời cũngkhông có ai phán xét Trung Quốc có được quyền tuyên bố Vùng đặc quyền kinh tế không.

Vì vậy, Trung Quốc sẽ là “người chơi” hùng mạnh nhất trong khu vực để thực thi các tuyên bố đơn phương của mình. Trên lý thuyết, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh nhất và có thể làm được điều này.

* Tựa bài và các tít phụ do người dịch đặt lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm