Trung Quốc nỗ lực 'vượt mặt Mỹ' làm bá chủ kinh tế châu Á

Đầu năm ngoái, Trung Quốc đã giáng một đòn chí mạng vào vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực khi Bắc Kinh thuyết phục thành công các nước châu Âu và các đồng minh của Mỹ tại châu Á trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh.
Đến cả Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Larry Summers cũng thừa nhận AIIB đã đánh dấu “thời điểm nước Mỹ đánh mất vai trò người người dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu.”

Chính quyền Obama dù đã tích cực vận động chống lại AIIB, song đã bị ngoảnh mặt trong cay đắng. Tuy vậy, Trung Quốc không phải đợi lâu để phải lâm vào tình huống tương tự khi phần lớn khu vực châu Á, gồm các nước vốn duy trì thái độ trung lập như Singapore, chỉ trích trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động xây dựng bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông trong Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5-2015.

Hôm thứ Hai 29-6, lễ ký kết thành lập AIIB đã diễn ra tại Đại Sảnh đường Nhân dân tại Bắc Kinh

Gần đây hơn, Mỹ ngày gặp phải nhiều phản đối trong chính sách xây dựng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội cân nhắc về quyền đàm phán nhanh các hiệp định kinh tế với các đối tác châu Á quan trọng như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam đã cảnh báo về hậu quả của những tranh cãi chính trị nội bộ Mỹ về TPP: “Lòng tin vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu TPP không được thông qua.”
Theo đó, ông nhấn mạnh vai trò của thương mại trong việc lãnh đạo khu vực châu Á: “Trong bối cảnh lịch sử Đông Á và Châu Á- Thái Bình Dương đang được viết lại nhờ các giao dịch thương mại, với tư cách là một cường quốc của Thái Bình Dương, và một cường quốc thế giới, nước Mỹ liệu có thể nào làm ngơ?”
Bài học lớn trong cuộc tranh giành bá quyền qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc đã rõ: vai trò lãnh đạo châu Á chỉ dành cho ai giữ gìn được sự ổn định khu vực – điều mà Washington đã cố gắng thực hiện trong 7 thập niên qua – cũng như dẫn dắt trật tự kinh tế khu vực bằng cách thúc đẩy giao thương và đầu tư, như Trung Quốc đang thực hiện hiệu quả trong khoảng thập niên rồi.

Nếu Mỹ muốn tiếp tục vai trò lãnh đạo khu vực – ham muốn này thể hiện rõ trong logic nằm sau chiến lược Xoay trục về Châu Á của Obama, Mỹ không chỉ phải ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong các vùng biển tiếp giáp, đặc biệt là biển Đông, mà còn phải củng cố dấu ấn kinh tế tại châu Á theo hướng song hành phát triển với các nước trong khu vực.

Còn tiếp: Trung Quốc mắc hội chứng "tự kỷ nước lớn"

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm