Phép thử AIIB của Trung Quốc: Ảnh hưởng của Mỹ đối với đồng minh còn yếu?

Greg Moore, Phó Giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế của trường Đại học Zhejiang (Hàng Châu, Trung Quốc), nhận xét chính sách cô lập Bắc Kinh trong vấn đề thành lập nân hàng AIIB của Washington hóa ra đã cô lập chính Hoa Kỳ, buộc Washington ký gia nhập AIIB với tư cách là một thành viên sáng lập.

Chuyên gia này nhấn mạnh các đồng minh lâu đời của Mỹ đã thay nhau tham gia AIIB của Trung Quốc mặc dù Washington không hài lòng. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên các nước đồng mình vẫn chưa đủ mạnh.

 Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc trong buổi ký kết của AIIB (Ảnh: AFP)

“Rõ ràng là chính sách nỗ lực cô lập Trung Quốc trong việc thành lập ngân hàng và khuyến khích các nước đồng minh không tham gia AIIB của Hoa Kỳ đã thất bại. Dường như chắc chắn rằng ngân hàng này sẽ phát triển dù có hay không sự đồng tình của Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, theo Greg Moore, Hoa Kỳ sẽ bắt lấy cơ hội để tham gia AIIB.
Quyết định gia nhập AIIB sẽ cho phép Washington hợp tác với các nước đồng minh, hình thành tổ chức mới và chịu trách nhiệm với “tiêu chuẩn toàn cầu”. Chuyên gia này cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ “sẽ trông giống một cái cây lẻ loi trong bùn lầy nếu không tham gia AIIB.”
Hơn nữa, nếu lờ đi ngân hàng do Trung Quốc đứng đầu, Hoa Kỳ có nguy cơ phá hủy mối quan hệ với Bắc Kinh. Washington sẽ có lợi khi nằm trong AIIB hơn là ở bên ngoài.
Tuy nhiên, dẫn lời các chuyên gia Mỹ nổi tiếng Jacob Joseph "Jack" Lew và Daniel Drezner, Greg Moore chỉ ra rằng Hoa Kỳ đáng lẽ ra nên ủng hộ cải cách hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods sớm hơn. Trong trường hợp đó, có lẽ sẽ không có nhu cầu dành cho AIIB, hoặc ít nhất sẽ không có nhiều quốc gia ủng hộ việc thành lập của AIIB.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á của Trung Quốc là một tổ chức tài chính quốc tế. Kế hoạch của AIIB đã được thông báo bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 10-2013 trong chuỗi viếng thăm các nước Đông Nam Á.
Với mục đích đẩy mạnh “kết nối và hội nhập kinh tế trong khu vực”, ngân hàng đã tập hợp khoảng 47 nước.
Anh, Đức, Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc đã tuyên bố kế hoạch tham gia AIIB. Nhiều chuyên gia quốc tế xem ngân hàng là một đối thủ tiềm năng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại châu Á.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm