Phản ứng của thế giới trước 'robot giết người tự động'

Theo hãng tin Sputnik (Nga), vào thứ Ba (14 – 4), Thomas Nash, giám đốc tổ chức phi chính phủ Article 36 đã nói với Sputnik rằng hầu hết những người tham gia cuộc họp Liên Hiệp Quốc vào tuần này về Hệ thống Vũ khí Giết người Tự hành (LAWS) đều phản đối việc sản xuất “robot giết người”.
Hơn 40 nhà phân tích và người phản đối robot giết người từ nhiều nước đã có mặt ở Geneva để thảo luận về những vấn đề xung quanh vấn đề LAWS tại cuộc họp về Hiệp ước về Một số loại vũ khí qui ước (CCW) của Liên Hiệp Quốc.

Thomas Nash, giám đốc của Article 36, tổ chức ngăn chặn “hiểm họa không cần thiết”, nói với Sputnik qua thư điện tử rằng: “Có một số điều cần bàn trước khi chúng tôi thảo luận về luật cấm quốc tế, nhưng cảm xúc của mọi người trong trong phòng họp cho thấy mọi người mong muốn ngăn cản việc phát triển những con robot giết người”.

Chiến dịch Ngăn chặn Robot Giết người đã thu hút nhiều sự chú ý (Ảnh: AFP)

Những người tham dự hội nghị giải thích rằng việc cho phép một cỗ máy bắn tên lửa hoặc thả bom mà không có sự can thiệp của con người là không thể chấp nhận về mặt đạo đức.
Nash, đồng thời là người điều phối chung của Mạng lưới Quốc tế về Vũ Khí Gây nổ, cho biết “Các cỗ máy không thể quyết định tính mạng con người… Các quyết định về quy mô của một cuộc tấn công không thể bị hạ thấp thành một thuật toán đã được lập trình sẵn”. Hơn nữa, lập trình của những con robot này có thể bị gây nhiễu bởi các cuộc tấn công mạng và những thất bại khác.
LAWS được định nghĩa như một hệ thống vũ khí được thiết kế và xây dựng để lựa chọn và bắn vào những mục tiêu mà không có sự can thiệp của con người. Cuộc họp CCW được sắp xếp bởi sự hợp tác quốc tế của Chiến dịch Ngăn chặn Robot Giết người của những tổ chức phi chính phủ.
CCW mong muốn có luật cấm hoặc hạn chế việc sử dụng những vũ khí tự hành vì lo sợ chúng có thể gây ra những chấn thương và cái chết không đáng. Hiện tại 115 nước đã tham gia vào hiệp ước vốn có hiệu lực vào năm 1983. Năm nước khác vẫn chưa đồng ý chính thức sau khi ký vào hiệp ước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm