Số phận mới của những chiếc tàu sân bay cũ

Số phận mới của những chiếc tàu sân bay cũ ảnh 1

Gần đây nhất, chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ được Trung Quốc thu mua năm 1996 đã được biến thành khách sạn. Tháng 8 năm ngoái, một công ty của Trung Quốc đã chi 15 triệu USD để chuyển mục đích và hoàn tất 3 phòng nghỉ Tổng thống trên chiếc tàu sân bay cũ hạng Kiev này. Phòng nghỉ rộng nhất có diện tích lên tới 400m vuông.

Số phận mới của những chiếc tàu sân bay cũ ảnh 2

Tàu sân bay nay trở thành khách sạn sang trọng, là một phần của Binhai Aircraft - công viên theo chủ đề quân sự rộng 80.000 mét vuông, khai trương năm 2004 ở Thiên Tân.

Dù truyền thông Trung Quốc đưa tin khách sạn này đã khai trương song theo phó quản lý tiếp thị của Binhai Aircraft là ông Liu, phần lớn trong số 148 phòng của khách sạn vẫn chưa hoàn tất. Công ty dự định mở cửa khách sạn trong năm 2012.

Số phận mới của những chiếc tàu sân bay cũ ảnh 3

Không giống như tàu sân bay Nga, một số hàng không mẫu hạm và tàu chiến của Mỹ bị đánh đắm ngoài biển hoặc được chuyển thành đá ngầm nhân tạo sau khi loại bỏ những vật liệu độc. Hiện thời, một số nhà khoa học Mỹ đang đề xuất tháo gỡ các tàu sân bay USS Constellation, USS Forrestal, USS Independence và USS Saratoga để bán sắt thép vụn.

Colby Self thuộc Mạng lưới hành động Basel, một tổ chức chuyên giám sát những vấn đề độc hại toàn cầu từng ra báo cáo chỉ trích việc dùng tàu cũ làm đá ngầm nhân tạo. Self cho biết, chỉ riêng chiếc tàu sân bay Forrestal sau khi tháo dỡ có thể bán được 30 triệu USD tiền sắt thép vụn.

Số phận mới của những chiếc tàu sân bay cũ ảnh 4

Tại Anh, chiếc hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal đã được Bộ Quốc phòng Anh đem lên mạng rao bán sau 25 năm phục vụ. Có hàng loạt đề xuất được đưa ra với chiếc tàu sân bay này như biến nó thành bãi đáp trực thăng thương mại, trường học và hộp đêm....

Theo Lê Nguyễn (VNN / MSN, CNN, BBC)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.