Philippines xây căn cứ quân sự mới đối phó Trung Quốc

Theo kế hoạch, một khu vực có diện tích 30 héc ta đã được dành cho những căn cứ mới nói trên, cho phép Philippines có thể đóng tàu chiến và máy bay chiến đấu cách bãi cạn Scarborough chỉ 124 hải lý. Scarborough đang bị Bắc Kinh kiểm soát sau cuộc đối đầu với Manila vào năm ngoái.

Ngoài ra, các quan chức hải quân Philippines cho biết lực lượng Mỹ có thể sử dụng các căn cứ mới nói trên để làm đối trọng với sự hiện diện đang gây lo ngại của Trung Quốc ở biển Đông. Hải quân Mỹ và Philippines hôm 27-6 bắt đầu các cuộc tập trận gần bãi cạn nói trên.
Hải quân Philippines hiện vẫn chưa trình kế hoạch phát triển trị giá 10 tỉ peso (4.846 tỉ đồng) này lên Tổng thống Benigno Aquino. Dù vậy, họ tin rằng cơ hội để kế hoạch được phê duyệt là khá lớn do nhà lãnh đạo Philippines cũng đang tìm cách cải thiện sức mạnh các lực lượng vũ trang. Quốc hội Philippines vào năm ngoái đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 1,8 tỉ USD, phần lớndành để mua tàu chiến, máy bay và những thiết bị quân sự khác.

Cảng Subic nằm cách thủ đô Manila 80 km về phía Bắc. Khu vực này đã trở thành đặc khu kinh tế kể từ khi lực lượng Mỹ rời đi vào năm 1992, chấm dứt 94 năm hiện diện quân sự của Washington ở Manila. Tuy nhiên, tàu và máy bay Mỹ vẫn được phép thăm Philippines để bảo trì và tiếp liệu. Các chuyến thăm này diễn ra thường xuyên hơn thời gian gần đây hơn khi Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc ngày càng lấn tới ở biển Đông.
Vấn đề tranh chấp lãnh hải nhiều khả năng là một trong những nội dung chính trong cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera ở Manila ngày 27-6 bởi Bắc Kinh cũng đang “kiếm chuyện” với Tokyo xung quanh chuyện quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Giới truyền thông Nhật đưa tin trước chuyến thăm rằng ông Onodera sẽ thảo luận với giới chức Philippines về những căng thẳng hiện nay trong khu vực và tìm kiếm một phản ứng chung với Trung Quốc xung quanh vấn đề tranh chấp biển đảo
Theo P.Võ (VNE/Reuters, Inquirer)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.