Mỹ có cần lo lắng khi Nga-Trung thắt chặt quan hệ?

Nhiều nhà phân tích coi đây là sự khởi đầu của một mối quan hệ hợp tác gây mất trật tự ổn định của phương Tây và làm giảm sức mạnh của Mỹ, nhằm tác động mạnh mẽ đến kết quả chiến lược của Mỹ và phương Tây thực hiện tại khu vực.

Những "cái bắt tay" lịch sử Nga-Trung

Một số nhà phân tích nhận thấy, phong cách lãnh đạo “quyết đoán” của hai chính phủ Trung Quốc và Nga nói lên sự ngờ vực của hai quốc gia này đối với phương Tây và thể hiện mong muốn cùng viết lại các quy tắc định hình trật tự toàn cầu.
Sự sẵn sàng triển khai hoặc đe dọa sử dụng lực lượng quân sự của Nga và Trung Quốc nhằm đẩy mạnh lợi ích của hai quốc gia, và cả thách thức an ninh khu vực hiện thời, đang đối diện với nhiều chỉ trích. Cho dù là Nga ở Ukraine, hay Trung Quốc ở Biển Đông, cả hai nước đều sử dụng quân sự nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Một quan điểm cho biết, "Nga và Trung Quốc đang cùng nhau chống lại Mỹ ở Mỹ Latinh, và hai nước có thể cùng hợp tác để giúp Nicaragua xây dựng một kênh đào xuyên đại dương, mở cảng biển cho phép các tàu chiến của Nga và Trung Quốc vào ra. Bên cạnh đó, cả hai nước đều tích cực ủng hộ đối thủ của Mỹ ở Syria và Iran.”
Về mặt ngoại giao, Nga và Trung Quốc thường xuyên cho thấy lợi ích chung thông qua việc sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết sáu lần, trong khi Nga sử dụng quyền phủ quyết mười một lần. 
Gần đây nhất, cả Bắc Kinh và Moscow đều phủ quyết bốn nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Syria kể từ năm 2012. Việc sử dụng quá nhiều quyền phủ quyết được xem như là thách thức đối với các lãnh đạo phương Tây và góp phần làm chậm tốc độ can thiệp quân sự của Mỹ tại khu vực Trung Đông.
Về kinh tế, Trung Quốc và Nga đang hợp tác phát triển và bảo trì của các tổ chức thương mại mới, như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), và Ngân hàng Phát triển Mới BRICS. Hơn nữa, cả hai quốc gia còn nhất trí về việc xây dựng các dự án "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" và "Liên minh Á-Âu" nhằm hình thành một "không gian kinh tế chung.”
Theo đó, quan hệ kinh tế song phương là thành phần chính trong mối quan hệ có qua có lại của Trung Quốc-Nga. Năm 2011, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và chỉ trong mười hai tháng qua, đầu tư của Trung Quốc tại Nga đã tăng trưởng 80% - đưa thương mại song phương hàng năm lên đến 100 tỷ USD.
Đáng chú ý nhất trong số các giao dịch này là 400 tỷ USD dầu mỏ và khí đốt ống dẫn từ vùng Chayandinskoye của Siberia tới Trung Quốc. Có thể thấy Trung Quốc đang "ngăn ngừa các rủi ro" trên các tuyến đường giao thông của mình nhằm giảm thiểu sự phong tỏa trên biển Đông trong tương lai.

Trung Quốc và Nga cũng đồng thời tăng cường hợp tác an ninh, điều chưa hề thấy trong 40 năm. Trung Quốc mua lại các thiết bị quân sự của Nga, đáng chú ý nhất gần đây là việc mua lại 24 máy bay Sukhoi. Hai bên còn mở rộng hợp tác để cùng đào tạo quân sự và luyện tập, điều đã xảy ra ở vùng biển Nhật Bản trước đó.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Putin 

Những rào cản hình thành liên minh

Dựa vào các nhận xét, mối quan hệ Bắc Kinh-Moscow sẽ đối mặt với nhiều thách thức, hạn chế sự phát triển thành một liên minh chính thức. 
Từ lâu, Nga cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh. Quan điểm này bắt nguồn từ sự mất lòng tin trong lịch sử. Số người Trung Quốc di cư sang Nga tăng cao, cộng thêm một biên giới chung rộng rãi khiến Nga tiếp tục lo lắng về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.
Ngược lại, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc nhận thức luật pháp kinh doanh của Nga không đem lại lợi ích cho mình, do đó từ chối hợp tác nội dung kinh tế. Bobo Lo nói, "Người Trung Quốc coi Nga là đối tác kinh doanh khó khăn.
Nga vẫn hoài nghi về trò chơi dài hơi của Trung Quốc, và cho dù Trung Quốc – có thể cả Nga - xem phương Tây như kẻ thù một cách chính thức, hay một đối tác quan trọng cho sự thành công trong tương lai của mình, thì quan điểm đồng thuận của Trung Quốc đối với phương Tây sẽ cản trở Trung Quốc xây dựng quan hệ gần gũi với Nga và khả năng trở thành cường quốc bình đẳng với Mỹ. 
Tương tự, trong khi Nga tăng cường quan hệ song phương với Trung Quốc, vẫn còn những câu hỏi xung quanh chính sách mở rộng châu Á của tổng thống Putin. 
Ông Putin chưa bao giờ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và trước khi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế châu Âu, ông luôn ưu tiên quan hệ với châu Âu hơn Châu Á. 

Những khó khăn trong ngành công nghiệp dầu của Nga có thể khiến quốc gia này phải nhờ sự hậu thuẫn của phương Tây. Sản lượng dầu mỏ của Nga hiện đang tăng dần với 10,8 triệu thùng/ngày, dự báo sẽ đạt đến đỉnh trong 20 năm tới. Sự mơ hồ trong cách hành xử của Nga càng khiến khả năng tổng thống Nga theo đuổi chính sách hàn gắn các mối quan hệ với phương Tây trong tương lai trở nên khó đoán.

Trung Quốc và Nga cùng chia sẻ một tầm nhìn tương lai, nhưng mối quan hệ của hai nước được xây dựng dựa trên mục đích riêng của mình. Và bởi vì điều này, Mỹ luôn thúc đẩy đối thoại với Nga và Trung Quốc. 

Hiện tại, Mỹ cần sự hợp tác của hai quốc gia này trong rất nhiều vấn đề cấp bách toàn cầu. Dự án không phổ biến hạt nhân, vụ bắn rơi máy bay MH17 và các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Trung Đông đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc và Nga. Chia cắt chính trị toàn cầu chỉ khiến việc giải quyết những vấn đề này khó khăn hơn. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.