Phải có 'nhiều lựa chọn' khi 'chơi' với Trung Quốc

Mỹ được ủng hộ vì Trung Quốc hống hách

Kể từ 2010, một số nước đã công khai ủng hộ Mỹ thắt chặt quan hệ với các nước châu Á, đồng thời các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Ấn Độ và Philippines đang nâng cấp quan hệ an ninh với Washington.

Trong khi đó, ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc tại châu Á đã giúp kìm giữ các nước láng giềng khỏi những phản kháng gay gắt vì các hành động hung hăng của Bắc Kinh.

Hôm thứ Hai 29-6, lễ ký kết thành lập AIIB đã diễn ra tại Đại Sảnh đường Nhân dân tại Bắc Kinh.

Trong một bức điện tín ngoại giao năm 2007, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ phủ bóng lên khắp khu vực, do vậy hối thúc Mỹ theo đuổi xây dựng các hiệp định mậu dịch tự do với ASEAN, hoặc ít nhất với các thành viên chủ chốt của ASEAN để Đông Nam Á có thêm nhiều lựa chọn bên cạnh Trung Quốc.
Ông còn mô tả chiến lược của Trung Quốc là rất thẳng thừng và hống hạch: “Trung Quốc đang kêu goi khu vực này: “Hãy phát triển cùng tôi”. Mặt khác, lãnh đạo Trung Quốc lại muốn các nước láng giềng phải hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể bàn cãi, và các nước sẽ phải quyết định là bạn hay thù với Trung Quốc một khi thời điểm đến.

Trung Quốc cũng sẵn sàng thay đổi các cam kết để đạt được mục đích hay bày tỏ sự không hài lòng. "Ví dụ, Trung Quốc đã cho đóng băng nguồn đầu tư vào Philippines khi nước này cương quyết đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong tranh chấp tại biển Đông, đồng thời treo lại các dự án lớn ở các nước Đông Nam Á khác dù rằng các nước này chưa ra mặt phản kháng.

Phải có nhiều lựa chọn để không phụ thuộc Bắc Kinh

Một học giả Trung Quốc từng thẳng thừng bày tỏ, Trung Quốc muốn dùng tiền “mua bạn” khi Bắc Kinh tiến hành xâm chiếm các vùng biển phi pháp. Trung Quốc về lý thuyết có thể tránh được các phản ứng ngoại giao tiêu cực miễn là nước này thống trị được kinh tế khu vực – tức lợi ích cốt lõi của các nước và người dân khắp châu Á. Chừng nào còn giữ được vị trí bạn hàng chủ chốt và nhà đầu tư lớn, Bắc Kinh còn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên khu vực xung quanh.
Đó chính là lí do mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nhận thấy cần có nhiều lựa chọn khác cho khu vực. Là guồng máy công nghiệp hóa lâu đời tại châu Á, Nhật Bản dưới thời ông Abe đã cố gắng thách thức ngôi bá chủ kinh tế của Trung Quốc bằng cách đầu tư ra châu Á, cam kết cho vay và viện trợ vào ASEAN 20 tỷ USD, vào Ấn Độ 35 tỷ USD, và 110 tỷ USD cho phát triển hạ tầng châu Á. Nhưng còn Mỹ thì sao?

Trọng tâm trong chính sách xoay trục của ông Obama là hiệp định TPP; hiệp định này loại bỏ Trung Quốc và bao gồm một số nền kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong vành đai Thái Bình Dương. Quan trọng hơn, mới đây Quốc Hội Mỹ đồng ý cho thông qua Đạo luật Quyền đàm phán nhanh (TPA), cho phép tăng quyền đàm phán hiệp định thương mại tự do đối với tổng thống.

TPP là trong tâm trong chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ, nhưng chưa hấp dẫn được các nước châu Á tham gia.

Vấn đề không chỉ là đạt được mậu dịch tự do, mà còn là tạo nền tảng cho trật tự châu Á. Khả năng xử lý của Washington trong đàm phán TPP sẽ là mấu chốt cho thành công của chính sách xoay trục và những nỗ lực hạn chế Trung Quốc tại châu Á. Nếu muốn vẫn giữ vai trò chủ chốt trong ổn định khu vực châu Á, Mỹ phải chấp nhận trở thành người đi sau trong ván cờ kinh tế một lần nữa.

Xem bài trước: ở đây

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm