Những chợ 'châu chấu' thoắt ẩn thoắt hiện tại Triều Tiên

Chợ tự phát như "châu chấu"

“Maeddugi shijang” hay “chợ châu chấu” là cách gọi về một loại chợ tự phát mà người bán có thể tháo chạy nếu bị chính quyền bắt gặp.

Thực tế chợ hợp pháp cũng có tại Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng trước đó có cho lập các cơ sở tụ tập buôn bán nhiều chủng hàng khác nhau nhưng đồng thời cũng cùng lúc áp đặt nhiều qui định khắt khe như thuế, hối lộ. Điều này buộc mấy thương lái vừa và nhỏ phải ra đường và tự lập chợ buôn bán để mưu sinh.

Một phụ nữ bán hàng trên vỉa hè kiểm tra hàng của mình (ảnh: Reuters)

Thường những người buôn bán ở đây đều là phụ nữ. Một người đào tẩu có tên Seol Song Ah cho hay: “Các chợ châu chấu thành lập ở những nơi gần nhà ga, trên nhiều khúc đường gần chợ “chính thức” và quanh trường học cũng như công viên”. Hiện nay người này hiện đang làm cho trang tin Daily NK có trụ sở tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nhưng có nhiều “tay trong” lấy tin ở Triều Tiên.
Các chợ thường ít hàng hơn những nơi có giấy phép chính thức nhưng ở đây lại tiện lợi hơn. Không những vậy ở đây có nhiều hàng không kém những chợ được chính phủ cấp phép, gồm các ấm, nồi, trà, pin, thuốc lá, thịt tươi v.v…theo lời kể của cư dân Bình Nhưỡng và những người đã đào tẩu.
Có thể nói đây được xem là hình thức kinh doanh tự phát của chính người dân mà chính quyền không thể can thiệp được. Và nó khác hẳn với hình thức bao cấp trước đó, vốn từng khiến nạn đói kinh hoàng xảy ra tại Triều Tiên trong những năm 1990.
“Biến tích tắc”
“Những con châu chấu” được hiểu là lái buôn nhỏ đã có từ những năm 1980, khi mà những phụ nữ lớn tuổi bắt đầu bán khoai tay và đậu ở bên vệ đường. Ngày nay con số những lái buôn “ngầm” và chợ tự phát không ngừng gia tăng vì những qui định ngặt nghèo của chính phủ về khu vực chợ.
Trong nhiều tháng qua, theo Daily NK, những người buôn bán ở chợ châu chấu đều có biệt danh là “lái buôn trong tích tắc” vì họ phải nhanh chóng tháo chạy nếu bị phát hiện.
Vì hoạt động bất hợp pháp nên những “con châu chấu” tỏ ra rất “nhạy” với sự giám sát của chính quyền Bình Nhưỡng và thường hoạt động một cách bí mật. Một nguồn tin ngoại giao ở Bình Nhưỡng cho biết người này từng viếng thăm chợ tự phát. Người khách vãng lai này cho biết không dễ để ghi lại khoảnh khắc phiên chợ châu chấu diễn ra vì người bán “tháo chạy rất rất nhanh”.
“Chưa kịp lấy máy ảnh từ túi và giơ lên chụp vài tấm hình, người phụ nữ bán hàng đã chạy đâu mất”, một người dân tại đây cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm