NATO tăng gấp đôi quân phản ứng nhanh, áp sát nước Nga

Tăng quân đội áp sát biên giới Nga

Binh đoàn phản ứng nhanh trước mắt có số lượng binh sĩ lên tới 4500 - 5000 người (3500 người Ba Lan, 545 người Ukraine và 350 người Lithuania) sẽ tham gia và lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hiệp Quốc và EU, hoặc sẽ làm nền tảng cho lực lượng tác chiến của NATO hoạt động tại khu vực giáp với biên giới nước Nga.

Mới đây, nước Anh cũng đã công bố kế hoạch triển khai 1000 binh sĩ và 4 phi cơ chiến đấu đa năng Typhoon tham gia vào Lực lượng phản ứng nhanh tại Đông Âu.  Tổng thư ký NATO Jens Stoltenber tuyên bố trước báo giới: “Đây chính là hành động đáp trả cho những gì mà Nga đã làm trong một thời gian dài, và điều này cũng chính là nghĩa vụ quốc tế mà chúng tôi phải thực thi”

 Xe tăng Ukraine tại chiến trường miền Đông (Ảnh: RT)

Mũi nhọn của lực lượng sẽ tập trung vào 5000 quân và 50 sĩ quan, được phân bổ khắp sáu khu vực trung tâm chỉ huy chính tại miền Đông Âu là Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania sẽ nhanh chóng củng cố khu vực, “đề phòng khi có bất trắc xảy ra từ phía Nga”.

Khi cần thiết, các lưc lượng nói trên sẽ hoàn thành triển khai trong vòng hai ngày. 25.000 quân lính dự bị còn lại sẽ được bổ sung trong tuần này.
Về cơ bản, lực lượng phản ứng nhanh của NATO sẽ bao gồm có 5000 lữ đoàn thiện chiến đánh trên bộ, trên biển cùng với lực lượng đặc nhiệm, theo tổng thư ký NATO Jens Stoltenber cho hay.

“Dè dặt” viện trợ vũ khí và tiền bạc cho Ukraine 

NATO tăng gấp đôi quân phản ứng nhanh, áp sát nước Nga ảnh 2
 Quân đội Ba Lan tập trận cùng với lực lượng NATO (Ảnh: Reuters)

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin Die Welt Đức, tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko thừa nhận: "Một ngày chiến sự khiến tiêu tốn đến 5-7 triệu euro, cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy và nền công nghiệp đã suy thoái 20 phần trăm".

Một số các quốc gia thành viên NATO đã từ chối viện trợ quân sự không hoàn lại cho Ukraine. Vào ngày thứ hai vừa qua, Thủ tướng Angela Merkel cho biết Đức sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng Pháp ngày 4-2 cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Các bộ trưởng quốc phòng châu Âu - trong đó có Đức, Anh, Đan Mạch và Hà Lan - tham dự cuộc họp NATO cấp cao tại Brussels đều phản đối kế sách cung cấp vũ khí gây chết người cho Ukraine.
Phần Lan và Cộng hoà Czech cũng đã lên tiếng không đồng thuận giúp đỡ quân sự cho Kiev, và phát biểu rằng vụ việc sẽ làm cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine càng thêm căng thẳng.

Ukrain tự đào hố cho mình

 Quân đội anh tập trận cùng lực lượng phản ứng nhanh của NATO (Ảnh AFP)

Cuộc khủng hoảng sâu sắc gần đây ở Ukraine đã khiến cho nước này không còn cách nào khác là phải vay mượn tiền từ nước ngoài để giữ cho nền kinh tế khỏi suy sụp.

Năm ngoái, tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã mở ra một tài khoản tín dụng 17,1 tỷ USD cho chính phủ Ukraine, trong đó 4,6 tỷ USD đã được thanh toán hết, phần còn lại dự kiến sẽ hoàn trả lại trong năm 2015.
Vào cuối tháng giêng, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu đồng ý cho Ukraine vay 1,8 tỷ USD để ngăn chặn suy thoái kinh tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry cho biết Mỹ đã cam kết sẽ “tặng” 1 tỷ USD cho kế hoạch cải cách ở Ukraine, và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để giúp chính phủ Ukraine. Trên thực tế, nền kinh tế của Ukraine đang đứng trên bờ vực vỡ nợ.
Đồng Hryvnia của Ukraine đã chạm ngưỡng thấp nhất trong lịch sử với mức giá chỉ khoảng 24,5 1 USD. Lãnh đạo ngân hàng trung ương của nước này đã báo cáo tổ chức không còn đủ sức để hỗ trợ các khoản tiền cho quốc gia. Nếu làm vậy, sự biến động sẽ ngày càng gia tăng chóng mặt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm