Những điều khủng khiếp tại thành trì nô lệ cuối cùng

Và mặc dù sự sắp đặt trong phòng không phù hợp song Moulkheir Mint Yarba và con gái bà là Selek’ha vẫn kể câu chuyện rùng rợn của mình, một trong những câu chuyện không thuộc về thế kỷ 21.

Những điều khủng khiếp tại thành trì nô lệ cuối cùng ảnh 1

Câu chuyện của hai mẹ con - bị cưỡng hiếp, bị hành hạ, bị làm nô lệ và chứng kiến cảnh con mình bị giết vẫn chưa phải là phần gây sốc nhất. Có lẽ điều gây choáng nhất trong những gì họ kể trên chương trình Thành trì nô lệ cuối cùng của CNN đó là điều đó không hiếm.

Năm 1981, Mauritani trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới hủy bỏ chế độ nô lệ. Sở hữu một người khác không phải là việc gì bất hợp pháp mãi cho tới năm 2007 và chỉ có duy nhất một trường hợp xét xử thành công. Liên Hợp Quốc ước tính có 10-20% trong tổng dân số 3,4 triệu người là bị bắt làm nô lệ.

Moulkheir, trong độ tuổi 40, khi chào đời đã là nô lệ và dành cả thời thơ thơ ấu để chăm lo cho đàn gia súc của ông chủ. Khi dậy thì, chủ đưa Moulkheir đưa cô ra đồng và hãm hiếp cô lần đầu tiên.

Trong vài năm tiếp theo, Moulkheir sinh cho ông chủ 5 đứa con, tất cả khi chào đời đã là nô lệ.

Điều gây choáng váng là, tập tục trên là thăm căn cố đế ở Mauritani và Moulkheir không thắc mắc gì về việc bị đối xử như vậy. "Tôi giống như một con vật sống chung với lũ súc vật", người phụ nữ trên kể với phóng viên CNN là John D.Sutter khi ông này tới thăm Mauritania vào tháng 12 như một phần trong chương trình Dự án tự do đang diễn ra, vốn được thiết lập để chống chế độ nô lệ thời hiện đại.

Một biến cố lớn đã xảy ra vào một buổi chiều bình thường khi Moulkheir trở về nhà sau khi chăn dê. Bên ngoài lều, xác đứa con nhỏ nhất của Moulkheir nằm giữa đống bụi bẩn, cô bé mới chỉ biết bò. Chủ của người phụ nữ này - cha đứa bé đã vứt con ra ngoài cho nó chết. Ông chủ nói với Moulkheir rằng cô làm việc nhanh hơn nếu không buộc đứa bé sau lưng.

Moulkheir xin được chôn đứa bé nhưng bị từ chối. Ông ta nói với tôi, linh hồn của con bé là linh hồn của chó. Moulkheir chỉ có thể để con nằm đó tới cuối ngày và sau đó mới chôn cất con mà không thể thực hiện nghi lễ nào. "Chỉ có nước mắt an ủi tôi", Moulkheir nói với các nhà hoạt động chống nô lệ, những người giúp giải thoát cô. "Tôi đã khóc vì con gái rất nhiều".

Moulkheir cố tiếp tục sống. Sau khi việc sở hữu nô lệ bị cấm vào năm 2007, một nhóm hành động đã can thiệp và Moulkheir thấy mình được giải thoát. Song niềm vui của người phụ nữ này rất ngắn. Cô và những người con phải tới làm việc cho một cựu đại tá quân đội và một lần nữa cả gia đình lại trở thành nô lệ.

"Ông ta hóa ra còn tệ hơn. Ông ta đánh tôi và ngủ với con gái tôi. Ông ta còn dùng súng nhả đạn trên đầu mọi người".

Những điều khủng khiếp tại thành trì nô lệ cuối cùng ảnh 2

Selek’ha bị đánh đập từ năm 13 tuổi và mau chóng bị viên cựu đại tá trên hãm hiếp. Selek’ha có bầu vào năm 15 hoặc 16 tuổi. Thiếu nữ này như hóa đá khi biết ông chủ rất điên tiết với cô và đứa con. Lo sợ này không phải là vô lý. Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, viên cựu đại tá đã đưa Selek’ha lên một chiếc xe tải và lái như điên dọc một con đường bẩn thỉu. "Họ quẳng tôi lên xe và lái rất ẩu. Và rồi đứa trẻ chết khi chào đời".

Sự kiện khủng khiếp trên là bước ngoặt đối với Moulkheir và gia đình.

Với sự giúp đỡ của SOS Slaves, một nhóm hành động do một người chủ và một nô lệ thiết lập, họ cuối cùng đã trốn thoát.

Moulkheir và Selek’ha hiện sống trong ngôi lều một phòng ở thủ đô của Mauritania là Nouakchott và được đi học ở một ngôi trường do SOS lập ra. Tuy nhiên, cả hai người vẫn đang tuyệt vọng chờ công lý và muốn đưa hai người chủ cũ ra tòa.

Theo Hoài Linh (VNN / DailyMail)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.