Người mẹ tự đốt cháy hai con để ... được thế giới chú ý?

Theo hãng tin Mirror (Anh), vụ "tự phát hỏa" đầu tiên xảy ra vào năm 2013 khi con trai đầu của bà là bé Rahul phải được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện ở Viluppuram, Ấn Độ. Em được những người hàng xóm phát hiện đang khóc thét trong nôi vì cơ thể đang bốc cháy.
Người mẹ khẳng định con bà bị cháy thêm 3 lần nhưng không rõ nguyên do. Đầu năm nay, gia đình này tiếp tục lên báo khi người con trai thứ hai cũng bị cốc cháy tương tự anh trai mình.

Đứa bé mới được 10 ngày tuổi được đưa vào bệnh viện Kilpauk bởi mẹ mình là bà Rajeshwari Karnan. Người mẹ cho biết em tự bốc cháy khi bà đang ở trong nhà tắm.

Rajeshwari Karnan và con trai tự bốc cháy của mình - Ảnh: CEN

Đôi chân em bị thương tích do bỏng khoảng 10%. Các bác sĩ cho biết em đã nằm trong bệnh viện được được hơn một tháng. Các vết thương đã lành và em có thể xuất viện.

Trưởng khoa bệnh viện Narayana Babu nói: “Các xét nghiệm cho thấy em hoàn bình thường. Cha và mẹ của em cũng được xác định tâm lý là bình thường”.

Tuy nhiên các bác sĩ vẫn giữ em lại vì họ lo ngại cha hoặc mẹ của em đang bị hội chứng tâm lý Munchausen. Biểu hiện của hội chứng này là cha mẹ tìm cách làm hại con mình để gây được sự chú ý.

Người mẹ luôn khẳng định bé Rahul tự bốc cháy khi cô đang ở trong nhà tắm - Ảnh: CEN

Nhà tâm lý học trẻ em Shiva Prakash Srinivasan nói: “Việc đưa con vào bệnh viện trong trường hợp nguy kịch đã gây ra sự chú lớn không chỉ ở Ấn Độ mà còn trên toàn thế giới đối với người mẹ”.

Một số người đã lên án việc các bác sĩ cho rằng cô Karnan tự đốt con mình là một điều thật lố bịch. Các bác sĩ mặt khác lại hoài nghi tính thực tế của hiện tượng tự bốc cháy này. Cơ thể con người vốn chứa một lượng nước khá lớn nên việc tự chấy là gần như không thể.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu sinh vật học người Anh Brian J. Ford cơ thể người có thể tự cháy bởi tác động của chất hóa học gọi là acetone được sản xuất một cách tự nhiên bên trong cơ thể người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm