Khủng hoảng Hy Lạp: Athens không nhượng bộ, Nga mở lời giúp đỡ

Đàm phán viện trợ: Hy Lạp quyết không nhượng bộ
Trong một buổi truyền hình vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsiprascho biết “quyết định không kéo dài viện trợ tài chính là một sự xúc phạm đối với Hy Lạp, và đó cũng là nỗi nhục nhã chung của châu Âu.” Ông còn cho biết ông đang tìm cách nới rộng gói cứu trợ từ châu Âu qua hôm nay để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy các tổ chức tín dụng, gồm có Quỹ Tiền tệ Quốc tế và chính phủ các nước Eurozone đang để ngỏ cửa cho đàm phán. Tuy vậy một quan chức cấp cao trong đàm phán với Hy Lạp cho hay hai bên đã quá bất đồng với nhau để có thể đạt được thỏa thuận trước cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp sắp tới.

Bầu trời đen tối của kinh tế Hy Lạp (nguồn AP)
Trong khi đó các nhà lãnh đạo Hy Lạp cũng không có dấu hiệu nhương bộ. Trên kênh Twitter cá nhân, Quốc vụ khanh Hy Lạp Nikos Pappas đã bóng gió về các nhà cho vay “Họ yêu cầu chúng ta đồng ý mọi thứ.”
Ngày hôm qua, các lãnh đạo châu Âu khác cho biết các nước đang chuẩn bị cho sự ra đi của Hy Lạp – dù cho chính phủ Hy Lạp có khẩn khoản hay trưng cầu dân ý không chấp thuận.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean – Claude Juncker trong một cuộc họp báo hôm qua đã nhận định “Việc bầu chấp thuận để được ở trong khu vực đồng tiền chung cũng như việc không dám tự tử vì sợ chết vậy.”
Những nỗ lực cứu châu Âu không sụp đổ
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel hôm qua cũng tổ chức cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo các đảng chính trị tại Đức. Đây là một bước đi hiếm thấy chỉ có trong các thời điểm trọng đại của quốc gia.

“Nếu như đồng Euro suy sụp, châu Âu cũng sẽ sụp đổ”, trước thềm cuộc họp, bà Merkel nhận định. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng không thể chờ đợi để lên kế hoạch cho khủng hoảng. “Chúng ta phải chắc chắn được chuẩn bị cho bất kỳ trường hợp nào xảy ra.”

Một dòng người rút tiền tại Hy Lạp

Tuy vậy không phải lãnh đạo châu Âu nào cũng rõ ràng về việc ra đi của Hy Lạp. Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính, ông Pierre Moscovici đã nhận định trên đài radio Pháp RTL: “Chúng ta chỉ còn cách vài tấc đến một thỏa thuận chung. Cần phải tiếp tục thảo luận. Tôi mong rằng mọi người có thể đạt đến thỏa thuận.”

Mỹ và Đức ra sức "kéo" Hy Lạp ở lại khối EU

Hôm qua, một chủ ngân hàng Hy Lạp cho hay ngân hàng của ông không đủ tiền cho máy ATM trong tuần tới. Ông cũng không dám chắc tương lai sắp tới ra sao. Các máy ATM đều được đặt kế hoạch mở lại vào giữa ngày, song chỉ cho phép rút $67 mỗi ngày.

Hôm Chủ nhật, Thủ tướng Hy Lạp gọi nguy cơ các nhà lãnh đạo Hy Lạp giữ nguyên thời hạn để trả nợ và không gia hạn thêm hỗ trợ là hành động “tống tiền”. Song ông cũng không có hành động nhượng bộ nào để làm thay đổi ý định của châu Âu.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras
Trong bối cảnh Hy Lạp sắp rời khỏi Eurozone, Mỹ lo ngại đến các hậu quả đối với sự ổn định toàn cầu. Tổng thống Obama và Bộ trưởng Ngân khố Jack Lew đã gọi điện thoại để thúc ép châu Âu bằng mọi biện pháp giữ Hy Lạp trong khối.
Nhà Trắng cho biết ông Obama và bà Merkel đã đồng ý cần phải quyết tâm đưa Hy Lạp quay lại con đường cải tạo kinh tế và phát triển trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Hồi thứ Bảy, ông Jack Lew cũng đã nói chuyện với các quan chức châu Âu, để yêu cầu châu Âu giữ ổn định tài chính trong những ngày tới, cũng như suy xét khả năng hoãn nợ cho Hy Lạp.

Nga tận dụng cơ hội giải quyết xung đột với phương Tây

Các hậu quả từ Hy Lạp đã vượt khỏi phạm vi lĩnh vực kinh tế. Nga hiện đang tìm cách khai thác tình hình bằng cách ngỏ lời cho Hy Lạp vay trong khi kêu gọi hòa giải cho xung đột tại Ukraine.

Nội các Hy Lạp cũng có dấu hiệu nghiêng về phía Nga. Điều này có thể dẫn tới sự chấm dứt cấm vận của Cộng đồng châu Âu lên Nga nhờ quyền phủ quyết trong hệ thống đồng thuận chung của EU.

Nga có thể lợi dụng vấn đề Hy Lạp để chấm dứt các cấm vận từ EU?

Tsipras đang xem xét quyết định sử dụng quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 8,1 tỷ USD để cứu nền tài chính trong ngắn hạn. Không có tiền thì Hy Lạp sẽ vỡ nợ vì phải trả khoản nợ 1,7 tỷ USD cho IMF. Chương trình viện trợ quốc tế cho Hy Lạp kết thúc vào hôm nay sẽ khiến Hy Lạp mất đi một lá chắn tài chính quan trọng.
Kể từ khi thành khu vực Eurozone năm 1999, chưa có nước nào trong số 19 quốc gia rời khỏi khu vực này, bên cạnh đó bất kỳ nước nào rời khỏi cũng sẽ đem lại hậu quả khó lường cho các nước còn lại. Tuy vậy các lãnh đạo EU cho rằng họ đã chuẩn bị tốt cho các hậu quả của việc Hy Lạp ra đi kể từ khi có dấu hiệu bất ổn từ năm 2011 và 2012.
Cơ chế thoát ly khỏi khu vực đồng tiền chung của Hy Lạp vẫn chưa được xác định rõ ràng do chưa hề có tiền lệ. Bộ trưởng Tài chính Áo Hans Jörg Schelling nhận định trong cuộc phỏng vấn với báo chí rằng Hy Lạp sẽ phải rời khỏi Eurozone và cả Liên Minh châu Âu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm