Bangkok bắt đầu bị đóng cửa

 Một người biểu tình chống chính phủ tham gia chặn đường cùng những người khác tại một trong những nút giao thông lớn ở trung tâm Bangkok ngày 13 tháng 1 năm 2014 .Ảnh: REUTERS

Như vậy, chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” đã bắt đầu sớm hơn dự định.

Các tay súng đã xả súng vào trụ sở đảng Dân chủ sáng sớm nay.

Cảnh sát và binh sĩ canh giữ của thành phố đều có mặt để ngăn chặn, nhưng không có dấu hiệu cho thấy chính phủ đang chuẩn bị để chống lại những người biểu tình bằng vũ lực.

Sự kiện này là diễn biến mới nhất trong một cuộc xung đột tám năm của tầng lớp trung lưu và quý tộc xây dựng Bangkok, chủ yếu chống lại người nghèo, ủng hộ nông thôn của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra  và anh trai đã lưu vong của bà, cựu Thủ tướng tỷ phú Thaksin Shinawatra.

Trước đó, từ đêm 12-1, những người biểu tình đã tiến hành phong tỏa nhiều nơi, bắt đầu tại trụ sở của phe đối lập Đảng Dân chủ, nơi đưa ra nhiều chỉ trích với các phong trào phản đối, đồng thời ngăn chặn hàng loạt cửa ngõ ở Lat Phrao, Chaeng Wattana và Tượng đài chiến thắng.

Người giữ băng-rôn tham gia vào một chiến dịch chống bạo lực ở trung tâm Bangkok , ngày 12 tháng 1 năm 2014 . Ảnh: REUTERS   

Những người biểu tình đã thiết lập rào chắn cố định và các ngôi lều, phong tỏa bảy nút giao thông lớn trong thành phố. Ông Ruangsak Jaritake, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, cho biết khoảng 4.000 cảnh sát được triển khai để hướng dẫn người tham gia giao thông tại bảy địa điểm này trong thời gian đóng cửa Bangkok.

Một tàu cao tốc đi qua một ngã tư đang bị chặn bởi những người biểu tình chống chính phủ ở trung tâm Bangkok ngày 13 Tháng Một 2014 . Ảnh: REUTERS

Trong lúc đó, gần Đại sứ quán Mỹ và Nhật Bản, khoảng 100 người biểu tình ngồi trên đường gây trở ngại giao thông. Som Rodpai, 64 tuổi, nói rằng đến đêm họ sẽ rời khỏi đó vì lo ngại cuộc biểu tình trên toàn thành phố của họ có thể gây ra một phản ứng bạo lực.

Tám người, trong đó có hai nhân viên cảnh sát, đã thiệt mạng và bị thương do các vụ va chạm giữa người biểu tình, cảnh sát và những người ủng hộ chính phủ kể từ khi chiến dịch chống lại chính phủ Yingluck bắt đầu vào tháng Mười Một.

Theo lãnh đạo biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban , mục tiêu đã nêu của ông là loại trừ ảnh hưởng của gia đình Shinawatra trên chính trường Thái Lan.

Tuy nhiên, ông Suthep cho biết thêm ông sẽ kêu gọi dẹp bỏ các cuộc biểu tình nếu xảy ra bạo lực leo thang thành cuộc nội chiến. "Nếu nó trở thành một cuộc nội chiến, tôi sẽ bỏ cuộc. Cuộc sống nhân dân là quý giá đối với tôi." - ông nói với báo Sunday Nation.

Chính phủ đã triển khai 10.000 cảnh sát để duy trì luật pháp và trật tự, cùng với 8.000 binh sĩ tại các văn phòng chính phủ.

"Chúng tôi không muốn đối đầu với những người biểu tình ... Ở một số nơi, chúng tôi sẽ cho họ vào tòa nhà chính phủ…" Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết hôm chủ nhật.

Lam Thiên

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm