Ấn Độ tự trói mình trong những khó khăn sau ngày quốc tế Yoga

Ngày 21/6 vừa qua đánh dấu sự kiện Ngày quốc tế Yoga đầu tiên được tổ chức ở Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ ông Narendra Modi là một người có tâm huyết với việc luyện tập Yoga trong nhiều năm vậy nên hồi năm ngoái ông đã thuyết phục Liên Hiệp quốc dành một ngày để trở về với môn học cổ xưa này.
Chủ nhật 21/6 hôm qua khoảng 45 nghìn người ở New Delhi nỗ lực phá vỡ kỉ lục thế giới về buổi học Yoga có nhiều người tham gia nhất.

Thủ tướng Modi hôm qua tham gia trong buổi thao diễn trước hàng ngàn công chúng gồm cả học sinh sinh viên và nô lệ. Nhiều người được yêu cầu thực hiện những tư thế khó như chaturangas ( tư thế Tấm ván) hay tư thế Downward dogs ( chó úp mặt).

Hai đai diện tổ chức kỉ lục thế giới Guiness tại New Delhi để ghi nhận kỉ Lục (ảnh AFP)

Những sự kiện diễn tập Yoga tương tự đã diễn ra trên toàn thế giới.Tuy nhiên những mộng tưởng của ông Modi về việc Yoga đem lại sự đoàn kết không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Cộng đồng người Hồi giáo chiếm khoảng 15% dân số nói rằng họ đang cảm thấy bị tách khỏi nhịp điệu của đất nước.
Sự liên kết tôn giáo
Mặc dù ở phương Tây Yoga chỉ được xem như là một môn thể dục thì đối với người Ấn Độ nó mang lại sự liên kết Tôn giáo.
Những tổ chức Đạo Muslim như nhóm nhà thông thái ảnh hưởng đạo Hồi,Jamiat Ulema I hind, những thành viên trong hội đồng Luật cá nhân Ấn độ và một số lãnh tụ Hồi giáo nổi tiếng đã đưa ra sự phản đối chuỗi sự kiện được gọi là “ chào Mặt trời”-đươc giải thích như là tục thờ cúng Mặt trời.
“Om” một bài cầu kinh thường vang lên trong các lớp học Yoga cũng là những âm thanh thiêng liêng trong phật pháp.
“ Tôi không hiểu vì sao việc này lại được Liên Hiệp Quốc đồng thuận” ông Abdul Rahim Qureshi phát ngôn viên của hội đồng luật này nói trong phỏng vấn với CNN.
“ Một người thực sự theo đạo Hồi không thể tập Yoga. Môn này chỉ bắt buộc cho học sinh tiểu học và trung học. Họ đang dạy những gì cho những đứa trẻ vậy? Chính phủ không nên tiếp tục việc này mà tốt hơn là chỉ những người không theo đạo Hindu mới phải tham gia sự kiện này”
Để làm dịu bớt những làn sóng phản đối chính quyền Ấn Độ đã phải cam đoan trước công chúng rằng lễ “chào Mặt Trời” sẽ được loại bỏ khỏi sự kiện này và giữ lại việc cầu kinh “Om”.
Các quan chức chính phủ cũng chỉ ra rằng trong số 177 nước tài trợ thì có đến 47 thuộc tổ chức các quốc gia Hồi giáo.
Ai mới thực sự sỡ hữu Yoga
Những sự phản đối từ cộng đồng Hồi giáo không phải là vấn đề duy nhất gây căng thẳng. Mặc dù nguồn gốc của yoga là Ấn Độ nhưng hiện nay nó lại phổ biến hơn lại là những bài tập được Mỹ hóa.

Hơn 25 triệu người đang tập yoga là người Mỹ- vượt xa so với thị trường lớn nhất. Con số này tăng thêm 33% từ 2009 theo thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Thể dục Thể hình.

Thủ tướng Ấn Độ Modi tham dự buổi tập Yoga tại New Delhi (ảnh AFP)

Đó là một thị trường trị giá hàng tỉ đô chỉ bằng việc bán đồ tập yoga và thảm.Động lực mạnh mẽ từ chính quyền Ấn Độ đã đưa tới những cuộc tranh luận về việc ai mới thực sự là người sỡ hữu môn yoga và cái gì mới định nghĩa điều này.
Bộ trưởng mới được bổ nhiêm cho môn yoga Shripad Yesso Naik nói rằng người Ấn Độ muốn lấy lại nó từ các nước phương Tây.“Chúng tôi đang cố gắng công bố cho thế giới biết rằng Yoga là của chúng tôi” Naid nói với tờ Washington Post.
Tuy nhiên theo Noah Maze một huấn luyện viên yoga gốc Mỹ lại tin rằng bây giờ việc tập yoga là một thứ gì đó hoàn toàn mới. “mặc dù yoga có nguồn góc từ Ấn Độ và chắc chắn có thể tìm thấy rất nhiều bài tập cổ trong yoga luyện thân thể và việc hít thở thì một điều không thể phủ nhận là: những gì người ta tập luyện bay giờ thực sự là sự đổi mới và phát triển so với ngày xưa” Maze nói.
“Tôi hi vọng những người tập yoga Ấn Độ hãy nhìn vào sự bùng nổ của yga trên toàn thế giới để thấy rằng việc khẳng định quyền sỡ hữu của họ là không đúng” ông chia sẻ.
Yoga kết hợp ba-lê?
Hiện nay vấn đề nổi bật nhất với những người tập yoga đó là sự phân vân việc tôn trọng ôn yoga truyền thống hay đi theo những phiên bản mới của yoga hiện nay đang rất phổ biến.
“Tôi hơi xúc động khi biết được cách sử dụng ngày càng thiếu nghiêm túc từ “yoga” hiện nay” ông tim Feldmann- giáo viên đồng sáng lập trung tâm Miami Life nói.“Đó là một studio ở cuối con phố ở Miami có dạy bộ môn phối hợp giữa Yoga và Ba-lê. Đối với tôi đó mới thực sự là cách sử dụng duy nhất mang lại cảm hứng”
Với bà Macgregor-vợ và là đồng sáng lập với Tim thì bộ môn này đòi hỏi nhiều tư duy hơn việc chỉ “xoắn như một cái bánh quy cây”. Bà nhấn mạnh rằng bất cứ ai cũng có thể thử theo học bộ môn này.Những thành tựu rực rỡ này đã không còn thuộc về bất cứ nền văn hóa nào nữa mà dành cho mọi người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm