Trắc nghiệm vui: Công việc có phải là nấm mồ của bạn?

Bạn đến chỗ làm bằng phương tiện gì?

a/ Xe đạp, đi bộ, hoặc chạy (2 điểm)

b/ Trước tiên đi ô tô đến ga tàu điện, chuyển tàu điện hai lần, sau đó bắt taxi đến chỗ làm (4 điểm)

c/ Hai giờ lái ô tô (6 điểm)

Nghiên cứu cho thấy ngồi lái xe càng lâu mỡ càng tích tụ dày ở vùng bụng và thêm rủi ro huyết áp cao, béo phì, tiểu đường. Đi bộ hoặc lái xe đạp đến chỗ làm hạn chế bớt các nguy cơ này. Các nguy cơ này ở người dùng phương tiện công cộng cao hơn người đi bộ hay lái xe đạp nhưng không cao bằng người lái ô tô hàng giờ, vì họ thường phải di chuyển bộ với tốc độ nhanh tới ga tàu điện, trạm xe buýt.

Có suy nghĩ gì đầu tiên khi nhận thư điện tử từ sếp?

a/ Nhắc nhở họp hành đây mà. (2 điểm)

b/ Lại có việc nhớ tới mình chắc? (4 điểm)

c/ Ôi không, chắc việc gì khó khăn lắm đây, phải nhờ ai giúp quá. (6 điểm)

Thái độ với công việc, yêu thích, thưởng thức nó hay xem đó là gánh nặng mang lại hai kết quả hoàn toàn khác nhau về mặt công việc lẫn sức khỏe. Sợ hãi sếp, lúc nào cũng cảm thấy có áp lực phải làm sếp hài lòng không những không giúp mang lại hiệu quả tốt cho công việc mà còn làm bạn căng thẳng hơn. Nếu bạn không đánh giá cao mình thì sẽ không ai đánh giá cao bạn. Hãy bình tĩnh và tự đánh giá cao thành quả công việc của mình, dần dần bạn sẽ phát triển năng lực và đam mê công việc của mình.

Các buổi họp giao ban sáng của cơ quan bạn luôn kèm khoai tây chiên và trà ngọt?

a/ Không. Các đồng nghiệp tôi đều là tín đồ của sức khỏe. (2 điểm)

b/ Đúng, nhưng tôi hạn chế dùng. (4 điểm)

c/ Đúng, và tôi không thể ngừng ăn. (6 điểm)

Thực phẩm chiên chứa nhiều cholesterol xấu, thức uống nhiều đường rất nhiều năng lượng rỗng, không hề có giá trị dinh dưỡng. Ăn uống hai nhóm thực phẩm trên mỗi ngày đồng nghĩa mời gọi các vấn đề sức khỏe. Nên hạn chế dùng, thậm chí tốt hơn có thể đề nghị bộ phận nhân sự thay thế bằng trái cây và trà hay nước lọc.

Bạn có nghỉ trưa không?

a/ Tôi nghỉ trưa 30 phút. (2 điểm)

b/ Một tiếng. (4 điểm)

c/Thường là tôi thường vừa ăn trưa vừa viết mail. (6 điểm)

Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 30 phút nghỉ trưa các căng thẳng công việc sẽ được giảm rất đáng kể, nhưng bạn sẽ làm việc kém hiệu quả hơn nếu thời gian nghỉ trưa dài hơn một tiếng. Lý tưởng là nên dành thời gian để thưởng thức từ tốn bữa trưa, nghỉ ngơi một chút, sau đó quay trở lại công việc. Ăn nhanh quá có thể làm bạn tăng cân.

Đồng nghiệp chuẩn bị đi nhậu cuối giờ làm, bạn có tham gia không?

a/ Có, tôi là trưởng nhóm mà. (2 điểm)

b/ Có thể, nếu tôi không có gì hay hơn để làm. (4 điểm)

c/ Không. Mấy anh chàng đó không bình thường. (6 điểm)

Bạn không cần phải là người nhậu hăng say nhất nhóm, nhưng đừng để tình thân ái giữa đồng nghiệp bị tổn thương, được thế môi trường làm việc sẽ tích cực hơn. Thỉnh thoảng nên tụ tập đồng nghiệp café, ăn uống vào cuối tuần. Chú ý không nói chuyện công việc, không nói xấu đồng nghiệp vắng mặt.

Bạn làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần?

a/ 40 giờ, chủ yếu vào ban ngày. (2 điểm)

b/ Hơn 40 giờ, chủ yếu vào ban ngày. (4 điểm)

c/ Hơn 40 giờ, thỉnh thoảng phải làm tới nửa đêm. (6 điểm)

Nghiên cứu cho thấy giờ giấc làm việc không ổn định có thể làm tăng rủi ro bị bệnh tim lên 23%. Một ngày làm việc nếu kéo dài hơn 11 giờ sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm lên gấp đôi.

Kết quả:
Bạn được 12 điểm? Bạn đang làm rất tốt, bạn có một cuộc sống cân bằng. Việc của bạn bây giờ là giúp đỡ những người bên cạnh sống như bạn. Nên biết rằng sống cởi mở, hay giúp đỡ gia đình và bạn bè sẽ làm hạn chế nguy cơ bị bệnh tim do căng thẳng gây ra.

Bạn được 13-14 điểm? Bạn cần cải thiện một vài điều. Bắt đầu từ các điểm bạn làm kém nhất trong bài trắc nghiệm này. Cố gắng ngồi ít, vận động nhiều, tranh thủ đi bộ một vài phút sau bữa trưa, leo cầu thang bộ thay cho thang máy.

Bạn được từ 25-36 điểm? Có thể bạn sẽ phải nghĩ lại một cách nghiêm túc về công việc bạn đang làm. Bắt đầu bằng việc viết ra một bản kế hoạch cho sáu tháng tới, đánh giá lại sự nghiệp của bạn, và có thể tiến tới thay đổi công việc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm