Mặt chứa cả ổ giun lươn bì vì đắp ốc sên làm đẹp da

Mặt chứa cả ổ giun lươn bì vì đắp ốc sên làm đẹp da ảnh 1
Mặt trở thành ổ giun vì đắp ốc sên lên da

Bị nhiễm giun sán vì ốc sên

Viện Sốt rét và ký sinh trùng Trung ương từng khám và điều trị cho một bệnh nhân bị sán mắt do lấy ốc sên trị đau mắt đỏ.

Theo lời của bệnh nhân này, anh ta ở Hòa Bình. Vì bị đau mắt đỏ nhưng không đi khám mà lấy ốc sên cho bò vào mắt với hi vọng khỏi được bệnh. Bệnh đâu chưa khỏi anh ta thấy đau mắt, phù mi mắt và nhức mắt hơn. Khi đi khám tại Bệnh viện Mắt trung ương, bác sĩ chẩn đoán anh bị ký sinh trùng trong mắt và giới thiệu bệnh nhân qua Viện Sốt rét và ký sinh trùng trung ương.

Trường hợp của chị Vũ Thị Mân Ch. trú Bảo Thắng, Lào Cai bị sán tấn công vì dùng ốc sên làm đẹp. Chị Ch. được bạn bè giới thiệu về cách trị nám bằng cách cho ốc sên bò lên mặt, dịch nhày của ốc sên sẽ giúp tẩy đi tế bào chết ở da, theo đó nám và tàn nhang sẽ mờ dần. Sau khi đắp ốc sên vài lần, chị Ch. thấy da mình bị ngứa mặt và sưng ở một vài nơi trên da mặt. Chị Ch. đi khám ở bệnh viện bác sĩ cho biết chị bị viêm da.

Khi xuống Bệnh viện Da liễu trung ương khám, bác sĩ cho xét nghiệm máu vì nghi ngờ chị bị ký sinh trùng do đắp ốc sên làm đẹp. Kết quả chị Ch. ký sinh trùng giun lươn bì dưới da. Ký sinh trùng này có thể từ phân chó, phân mèo và con ốc sên bò qua nhiễm ký sinh trùng này. Khi đắp lên mặt người có vết thương hở là ký sinh trùng chui được vào.

Có thể tử vong vì ốc sên

Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh - Bệnh viện da liễu Trung ương cho biết với biện pháp trị mụn, nám và làm đẹp bằng cách dùng dịch nhầy của ốc sên sống là điều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi ốc sên là loại động vật thân mềm có rất nhiều ấu trùng sống kí sinh. Khi đắp ốc sên lên da, dịch nhầy ốc sên nơi trú ngụ của nhiều loại ấu trùng sẽ tấn công vào da, mắt, miệng và các niêm mạc.

Và khi bị ấu trùng tấn công, nếu không thăm khám kịp thời sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cho não bộ. Vì các ấu trùng này có thể chu du vào não người và các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu.

Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế thì việc nhiễn ký sinh trùng từ ốc sên ngày càng tăng, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam.

Ấu trùng gây bệnh viêm màng não do nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis) thường trú ngụ ở ốc sên với những biểu hiện hội chứng não-màng não như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, kích thích màng não và có thể bị viêm các dây thần kinh gây liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác, những trường hợp nặng có thể biểu hiện co giật, liệt, nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê. Bệnh kéo dài vài ngày đến vài tháng có thể dẫn đến tử vong. ...Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên tái, làm đẹp bằng ốc sên, ốc sên nướng.
Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm giun A. cantonensis, đây là một loại giun tròn ký sinh ở phổi chuột và chuột thải ấu trùng giun ra ngoại cảnh qua phân. Ngoài môi trường, ấu trùng ký sinh ở vật chủ trung gian là các loại nhuyễn thể ở đất hoặc ở biển. Do đó người khi ăn phải ốc sên, dính chất nhờn của ốc có ấu trùng, uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm loại giun này. Ấu trùng giun A. cantonensis vào cơ thể người sẽ ký sinh ở não hoặc đến các phủ tạng khác, chủ yếu ký sinh ở hệ thần kinh trung ương.
Hiện nay,chưa có thuốc đặc trị, chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun A.cantonensis kể cả các thuốc chống giun sán.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Tuyệt đối không theo lời “đồn đại” hay “kinh nghiệm” để sử dụng hoặc “thử sử dụng” ốc sên, ốc bươu, ốc ma tự nhiên để chế biến thành thức ăn với bất cứ mục đích nào.
Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chưa chín kỹ hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ đối với ốc, sò tự nhiên. Người dân nên vệ sinh môi trường, diệt chuột, diệt ốc sên, ốc bươu… ở khu dân cư sinh sống để cắt đứt vòng đời sinh học của giun tròn A.cantonensis, phòng tránh nguy cơ gây mắc bệnh cho người.

Theo Khánh Ngọc/Infonet

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm