Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị”

Để giải đáp những thắc mắc như: Làm thế nào để phân biệt giữa bệnh gút với các bệnh viêm khớp khác? Những đối tượng nào sẽ có nguy cơ bị gút biến chứng, điều trị và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát như thế nào? Những bệnh nhân gút đã bị biến chứng nặng sang nhiều căn bệnh khác nhau có cơ hội điều trị phục hồi được không?...

Báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng Phòng khám đa khoa của Viện Gút TP.HCM sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị”. Mời độc giả cùng theo dõi
Tham dự buổi trực tuyến có:
-
Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC TUÂN và Bác sĩ NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA - Phòng khám đa khoa của Viện Gút TP.HCM
Lê Thị Thúy Trâm - Nữ 20 tuổi
Em ở vùng biển, nên rất thích ăn các loại hải sản, nhưng nghe nói ăn các loại thức ăn này sau này sẽ dễ bị bệnh gút. Gần đây ba em cũng phát hiện mình bị gút nhẹ. Xin bác sĩ cho biết bệnh gút có những nguyên nhân nào gây ra bệnh? có di truyền?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút, bao gồm những nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu và những nguyên nhân gây rối loạn môi truờng cơ thể tạo ra những điều kiện thuận lợi để muối urat bị kết tủa thành dạng vi tinh thể lắng đọng trong cơ thể.

Bệnh gút có thể có yếu tố gia đình và cơ địa, có thể do gen, nhưng nguyên nhân di truyền thì chưa đuợc xác định rõ. Việc ăn nhiều các loại hải sản là những thực phẩm cung cấp nhiều purin có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Do đó tăng nguy cơ kết tủa muối Urate tại các cơ quan trong cơ thể gây bệnh gút.

Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 1

Từ trái qua: BS Nguyễn Thị Nguyệt Nga và BS Nguyễn Đức Tuân. Ảnh Huyền Vi

Phan Thị Ánh Hoa - Nữ 42 tuổi
Ông xã tôi bị bệnh gút nhưng thích ăn yến sào. Có người nói ăn tốt, người lại khuyên không nên. Xin hỏi người bị bệnh gút ăn yến sào được không? Nếu ăn thì liều lượng thế nào là vừa?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Yến sào là loại thực phẩm giàu dinh duỡng, có thể có hàm luợng purin cao, nên không thích hợp với bệnh nhân gút. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm có ít purin. Có thể tham khảo các loại thực phẩm này trên trang web của viện gút.

Thanh Tâm - Nam 39 tuổi
Xin hỏi, nam, nữ ở độ tuổi nào dễ bị bệnh gut nhất. Cách phòng rừ đơn giản và hiệu quả nhất?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Bệnh gout thường hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, nữ giới sau thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Nhưng cho tới bây giờ bệnh gout đã trẻ hóa rất nhiều, gặp nhiều cả ở lứa tuổi thanh niên. Cách phòng chống đơn giản và hiệu quả nhất là chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khi có những biểu hiện của triệu chứng đau khớp nên đi khám sớm để tầm soát, kiểm tra.

Anh Ba - Nam 30 tuổi
Làm sao để phát hiện bệnh gút 1 cách sớm nhất. Uống rượu, bia nhiều nhưng cũng ăn nhiều rau xanh thì có giảm nguy cơ bệnh gut không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Thường xuyên nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng 1 lần để tầm soát nguy cơ bệnh gout bằng cách xét nghiệm máu, siêu âm khớp,... Uống rượu bia nhiều làm tổn thương nặng nề đến cơ quan tiêu hóa nhất là gan, do đó không nên uống rượu bia nhiều.
Hoàng Anh - Nữ 27 tuổi
Chào chương trình, cho tôi hỏi bệnh gút có phải do dư dinh dưỡng hay không? Vì tôi thấy dân gian hay nói là chỉ có người giàu mới bị bệnh này!
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Bệnh gout là bệnh lắng đọng những tinh thể muối Urat Natri tại các tổ chức cơ quan của cơ thể bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa Purin. Quan điểm người giàu mới bị bệnh gout cho đến nay là không còn đúng nữa.
Lâm Nhật Tiến - Nam 43 tuổi
Tôi thường nhậu nhẹt rất nhiều, dạo sau này khoảng 2 năm gần đây mỗi lần nhậu vào, tô hay bị nhức các khớp gối, tay...Vậy bệnh của tôi có phải là gút không? tôi không dám đi BS vì sợ phát hiện ra bệnh. Nhưng tôi có nhậu điều độ hơn lúc trước rất nhiều.
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Uống rượu bia và ăn đạm nhiều là yếu tố nguy cơ rất cao có thể thúc đẩy bệnh gout phát triển. Nếu bạn đã đau khớp sau mỗi lần nhậu đó cũng là triệu chứng nghi ngờ.

Bạn nên đến viện Gout khám tầm soát bệnh và được tư vấn cụ thể, không nên sợ mà để bệnh có thể phát triển nhiều dẫn đến biến chứng.

Tuấn Thành 31 Tuổi

Xin BS cho biết những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gút nhiều hơn những người bình thường không? cảm ơn BS.


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Cơ quan cấy ghép không thể đảm bảo chức năng như cơ quan bình thường được. Những rối loạn sau cấy ghép, đặc biệt là ghép gan ghép thận và việc dùng thuốc chống loại thải có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút.

Nguyễn Phi Long - Nam 38 tuổi
Tôi có cơ thể mập mạp, các đầu ngón tay và chân thường sưng và đau nhức. tôi có đi khám và phát hiện GÚt, nhưng tôi không có chữa trị thường xuyên, không biết lâu ngày có sao không? liệu trình chữa trị khỏi gút khoảng bao nhiêu ngày?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Nếu bạn đã được xác định chẩn đoán là bị gout ở các cơ sở y tế chuyên khoa thì nên điều trị kiên trì có hệ thống vì bệnh gout là bệnh lắng đọng các tinh thể muối Urat Natri tại các cơ quan tổ chức của cơ thể: khớp, tim, thận, cơ, mạch máu,... Nó sẽ làm tổn thương các cơ quan mà nó lắng đọng gây nên tình trạng hư khớp, thoái hóa khớp, biến dạng khớp, suy thận và thúc đẩy bệnh lý mạch máu phát triển,...

Tùy từng bệnh nhân và những tổn thương phối hợp trong cơ thể người bệnh đó mà liệu trình điều trị bệnh gout của mỗi người sẽ khác nhau.

Minh Hoàng - Nam 30 tuổi

Bệnh gút thường xảy ra ở độ tuổi nào, có kéo theo các hệ lụy như các bệnh khác không.


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút thường gây ra ở nam giới và thường ở độ tuổi trung niên, nữ giới thường ở giai đoạn mãn kinh. Nhưng cho đến bây giờ bệnh gút đã trẻ hóa rất nhiều, gặp nhiều cả ở những người đang ở độ tuổi thanh niên trên dưới 20.


Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 2
BS Nguyễn Đức Tuân (Trái). Ảnh Huyền Vi

Trần Thủy Ninh - Nữ 54 tuổi
Xin bác sĩ cho biết triệu chứng nào để biết bệnh gút có tiềm ẩn trong cơ thể mình không? các đầu ngón tay mẹ tôi thường bị tê vậy có phải là triệu chứ hay không?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Triệu chứng điển hình của bệnh gút là những cơn viêm khớp gút cấp, biểu hiện bằng sưng nóng, đỏ đau dữ dội ở một khớp, hay gặp nhất là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân…Tuy nhiên, nhiều nguời bị bệnh gút mà không có triệu chứng điển hình. Trong số những nguời có tăng acid uric máu không triệu chứng, có khoảng 1/3 số nguời bệnh có lắng đọng tinh thể urat trong khớp. Việc tìm ra tinh thể urat có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh gút.

Việc tê các đầu ngón tay gặp trong khá nhiều bệnh nên chưa thể kết luận đấy là dấu hiệu của bệnh gút. Viện gút có triển khai kỹ thuật phát hiện tinh thể urat trong dịch khớp, bạn có thể đến khám để phát hiện sớm.

Nguyễn Thị Hải - Nữ 50 tuổi
Tôi xin hỏi, làm cách nào để phân biệt được đau khớp với đau bệnh gút. Hai khớp gối của tôi rất đau, xét nghiệp axit uric thì hơi cao, như vậy có thể coi là bệnh gút không? Xin cám ơn.
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Acid uric cao trong máu không phải là yếu tố quyết định chẩn đoán bị bệnh gút, đây chỉ là 1 trong 12 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút. Bệnh gút là bệnh lắng đọng các tinh thể muối urat natri trong tổ chức cơ quan của cơ thể. Bạn có thể đến Viện Gút để được khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để xác định chính xác bệnh của mình.


Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 3

BS Nguyễn Thị Nguyệt Nga (Phải). Ảnh Huyền Vi

phạm văn thanh - Nam 41 tuổi
Tôi thỉnh thoảng bị đau xung quoanh mắt cá chân, đau một hai hôm thì hết. vậy tôi xin hỏi BS đó có phải la bênh gút không. nhờ BS nói rõ về cách phát hiện bệnh gút sớm và cách điều trị.cảm ơn BS
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau khớp. Bạn nên đến viện gout để được khám kỹ và làm các xét nghiệm chuyên sâu tầm soát sớm bệnh gout.

Trần Minh Nam – Nam 36 Tuổi

Xin BS cho biết em làm trong nhà máy cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì như vậy có phải em rất dễ tăng nguy cơ nhiễm bệnh gút? Xin BS cho biết, cảm ơn BS.

 BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Nhiểm độc chì gây tổn thương gan, thận, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, … nên nguy cơ bị bệnh gút rất cao. Nếu có triệu chứng đau khớp thì nên đến Viện Gút khám để phát hiện sớm bệnh gút và các bệnh lý có liên quan  thì việc điều trị mới có hiệu quả.

Thanh Tọa - Nam 61 tuổi
Tôi mắc bệnh gút đã 10 năm nay rồi. Trên tay và chân xuất hiện các u cục tophi, cho tôi hỏi tophi là gì? Có thể làm giảm các cục này hay không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Tophi là nơi tập trung rất nhiều những tinh thể muối Urat Natri thành một khối tạo nên u cục trên cơ thể người bệnh. Lâu ngày những khối tophi đó có thể gây nên tình trạng tiêu hủy xương tại chỗ hoặc chèn ép những mạch máu thần kinh.
Bạn cần điều trị triệt để đúng phương pháp bệnh gout thì mới có thể giải quyết được những khối u cục tophi này.
ngochang - Nữ 35 tuổi
Cha tôi bệnh gút đã 4 năm nay rồi. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ít đi điều trị ở các bệnh viện. Nghe người ta chỉ uống cây chó đẻ cũng sẽ hết bệnh gut. Xin hỏi uống nuoc sắc bằng cây chó đẻ có hết bệnh gut không?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Ở viện gút có nhiều bệnh nhân cũng đã dùng như vậy nhưng chúng tôi chưa ghi nhận truờng hợp nào có cải thiện bệnh. Việc điều trị bệnh gút cần phải đạt đuợc các mục tiêu tác động trực tiếp vào tinh thể urat và các bệnh lý đi kèm, nên phải dùng nhiều biện pháp kết hợp mới giải quyết được hết các vấn đề trong bệnh gút. Bạn nên đến viện gút để được khám và điều trị đúng phương pháp.

Đinh Hữu Phúc - Nam 34 Tuổi

Trước đây khoảng 03 năm tôi bị gút, xét nghiệm máu axit uric 760, sưng mắt cá, rồi đến đầu gối chân, triệu chứng sưng đau diễn ra thường xuyên cứ khoảng 01 tháng/01 lần, chỉ số axit uric sau đó giảm xuống 560 và đến nay là 340 nhưng các khớp vẫn còn sưng và diễn ra liên tục hơn 10 ngày 1 lần chủ yếu là khớp ngón tay. Vậy BS cho tư vấn giúp tôi bị gút đã hết nay chuyển sang viêm đa khớp có đúng không. Hay tôi bị bệnh gì và cần làm những xét nghiệm gì để biết chính xác (Trước đây tôi 68 kg nay còn 62 kg, tôi vẫn thường xuyên tập thể dục). Xin cảm ơn


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Nếu bạn đã được điều trị bệnh gút  ở những cơ sở y tế chuyên khoa 3 năm nay và cho đến giờ vẫn còn nhiều cơn đau các khớp, đó vẫn là những cơn đau khớp gút. Bạn nên đến Viện Gút để được khám và kiểm tra kỹ tình trạng bệnh lý của mình.

Vũ Anh Tuấn - Nam 53 tuổi
Tôi bị bệnh gút. Nhiều người mách tôi nên uống nước khoáng để đỡ đau vì nghe đâu nước khoáng có thể đào thải axit uric nhưng tôi băn khoăn vì nước khoáng tốt vậy thì tôi cứ uống cả ngày (uống thay hoàn toàn nước lọc) có được không?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Việc dùng nuớc khoáng hàng ngày là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút vì có thể giúp cải thiện tình trạng toan hóa nuớc tiểu, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể đào thải muối urat. Tuy nhiên, nó không có ý nghĩa đáng kể khi sử dụng đơn lẻ. Cần phải phối hợp với nhiều biện pháp khác. Bạn nên đến viện gút để đuợc khám và điều trị đúng phương pháp.

lê khanh trung - Nam 46 tuổi
vừa qua tôi xét nghịệm tại viện Pasteur TP Hồ chí minh Uric Acid là 531 ( 208 - 428 )umol/L, bac sy chuẩn đoán là acid cao , có nguy cơ bị goutter, vậy cho tôi hỏi cách điều trị như thế nào ? xin cám ơn.
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bạn có thể làm thêm kỹ thuật phát hiện tinh thể urat trong dịch khớp, để chẩn đoán sớm bệnh gút. Nếu bị bệnh gút, điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chỉ là tăng acid uric máu đơn thuần thì có thể phòng bệnh bằng cách điều chỉnh lối sống cho phù hợp.

Viện gút có triển khai kỹ thuật tinh thể urat trong dịch khớp, bạn nên khám để có sự lựa chọn thích hợp.

Nguyễn Thị Hà - Nữ 31 tuổi

Mẹ tôi đang bị đường trong máu và huyết áp cao, đang dùng thuốc điều trị mỗi ngày, nhưng tôi nghe nói dùng nhiều sẽ có nguy cơ. Vậy mình có cần tránh những loại thuốc nào có thành phần đặc biệt có nguy cơ đó không?


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Bệnh tiểu đường kết hợp với bệnh tăng huyết áp thường gây biến chứng sớm. Việc dùng các loại thuốc ổn định đường huyết và huyết áp hằng ngày không thể tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc. Ở Viện Gút đã ghi nhận sự cải thiện rất tốt bệnh tiểu đường và bệnh tăng huyết áp khi dùng phương pháp điều trị an toàn bằng thảo dược. Bạn có thể đưa mẹ đến khám và điều trị tại Viện Gút.

Nguyễn Thị Tuyết Mai - Nữ - 37 Tuổi

Chồng tôi dã bị gut cách đây hơn 1 năm. nhưng gần đây thường tái phát các cơn đau, lúc đầu là đau khớp ngón chân cái, sau đau đến khớp cổ chân và hiện tại đau khớp ngón tay, nỗi khi đau các khớp xưng to, nóng rát và rất khó đi lại. Chúng tôi muốn có thêm cháu, nhưng mãi vẫn chưa được, không biết có phải vì bệnh này hay không.


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN

Bệnh gút gây ảnh hưởng nhiều đến sinh lý và sinh sản nam giới. Vợ chồng bạn nên đến Viện Gút khám để loại trừ các nguyên nhân hiếm muộn khác và điều trị bệnh gút đúng phương pháp sẽ giúp các bạn được như ý muốn.

Nguyễn Hải Châu - Nam 34 Tuổi

Vi tinh thể muối urate natri có thể lắng đọng ở khớp gây viêm khớp, thoái hóa khớp, biến dạng khớp; lắng đọng ở thận gây sỏi thận, suy thận...như vậy thì người bị bệnh gút thường xuyên uống nhiều nước có giảm các bệnh lý  trên không?Ngoài ra trong chế độ ăn uống thì sao?Hay chỉ không được ăn các loại thực phẩm giàu canxi..là đủ.chân thành cảm ơn.


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Uống nước nhiều và ăn kiêng chỉ là biện pháp hổ trợ điều trị có hiệu quả hơn. Việc điều trị bệnh gút cần nhiều sự tác động vào cơ chế hình thành tinh thể urat, làm tan các tinh thể cũ và điều trị các bệnh lý đi kèm với bệnh gút. Bạn có thể tham khảo trang website benhgout.net hoặc đến Viện Gút để được tư vấn kỹ hơn.

Võ hoàng Dũng - Nam 50 tuổi
Tôi đang uống thuốc Plavix 75mg trị bệnh kết tập tiểu cầu đã 3 năm, xin hỏi thuốc này có làm tăng nặng thêm bệnh gút không? Những biến chứng nặng của gút gây ra cho người bệnh?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Thuốc Plavix chống kết tập tiểu cầu có ảnh hưởng thúc đẩy bệnh gút phát triển. Những biến chứng nặng của bệnh gút là tiêu hủy xương khớp, biến dạng khớp, suy thận, là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh lý mạch vành.
Trần Thanh Toàn - Nam 61 tuổi
Tôi thấy những người bị bệnh gút có những khối u như bướu nhìn rất sợ. Tôi vừa mới phát hiện mình bị bệnh gút. Liệu tôi có bị như vậy không? Rất mong BS giải thích tại sao có những u cục đó. Rất cảm ơn sự giải đáp của bác sĩ!
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Những khối u, bướu trong bệnh gút mà bạn nói đó chính là những cục tophi, nơi tập trung rất nhiều những tinh thể muối Urat Natri thành khối.
Nếu bị bệnh gút mà không điều trị đúng cách thì về lâu dài sẽ xuất hiện những u cục tophi đó trên người và gây nên nhiều biến chứng khác.
Huu Tai - Nam 36 tuổi
Tôi bị bệnh gút 4 năm nay, trên người chưa nổi u cục nào, nhưng các cơn đau gút diễn ra ngày càng nhiều. gần đây tôi đi xét nghiệm thì được biết mình bị suy thận độ 2, tôi rất lo lắng. Có phải bệnh gút gây ra suy thận không thưa BS? Trường hợp bệnh của tôi điều trị khỏi không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Bệnh gút có thể gây nên suy thận và cũng có thể làm nặng tình trạng suy thận đã có từ trước. Bạn đã được chẩn đoán bị bệnh gút và bị suy thận, bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị bệnh một cách hệ thống triệt để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm. Nếu có thể bạn nên đến viện Gút khám để có sự tư vấn cụ thể.

Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 4

Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh Huyền Vi

Lế Thị Thùy Trang - Nữ 53 tuổi
Chồng tôi bị gút nặng, đã điều trị nhiều nơi nhưng chưa có kết quả nào khả quan. Chồng tôi có uống một số loại thuốc nhưng nghe nói các thuốc này có nhiều corticoid, hay là gì đó, sẽ ảnh hưởng rất nhiều về gan và thận sau này. Xin hỏi BS có phương pháp nào giải độc hoặc chữa trị hiệu quả cho bệnh gut hay không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Bệnh gút là bệnh lắng đọng các tinh thể muối Urat Natri tại các cơ quan tổ chức của cơ thể gây tổn thương. Uống Corticoid có thể giảm đau được tức thời cơn đau gút cấp nhưng sẽ gây nhiều biến chứng về sau cho thận, gan ngay cả xương khớp,...

Muốn điều trị bệnh gút có hiệu quả phải điều trị kiên trì, đúng phương pháp để không tạo thêm những tinh thể muối Urat Natri mới lắng đọng trong cơ thể và thúc đẩy tạo điều kiện tan những tinh thể muối cũ đã lắng đọng trong cơ thể. Chồng bạn nên đến viện gút khám để nhận được sự tư vấn cặn kẽ phù hợp với bệnh lý của mình.

Đăng Khoa - Nam 40 tuổi
Xin hỏi, ăn đạm nhiều là sẽ bị bệnh gút phải không? Tôi hàng ngày kiêng thịt, cá, chỉ ăn tàu hũ. Nhưng gần đây tôi nghe nói ăn tàu hũ cũng bị gút không biết có phải không?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Việc ăn thuờng xuyên và mức độ nhiều các thực phẩm họ đậu cũng là chế độ ăn giàu purin, nên không thích hợp với bệnh gút. Bạn vẫn có thể ăn các thức ăn chế biến từ đậu, nhưng không nên ăn nhiều và ăn thuờng xuyên.

Nguyễn văn Thanh - Nam 36 tuổi
Tại sao bệnh gút không khỏi?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:
Hiện nay bệnh gút được coi là khó chữa vì các biện pháp điều trị thông thường còn có nhiều hạn chế. Chúng ta thường chỉ tập trung vào việc giảm nồng độ axit uric máu và giảm đau cho bệnh nhân. Thực ra đây chỉ là cách điều trị triệu chứng. Theo một cách nhìn phiến diện.
Việc dùng các thuốc có tác dụng phụ điều trị kéo dài có thể làm bệnh gút tiến triển và phức tạp hơn. Việc điều trị bệnh gút phải có các tác động trực tiếp vào cơ chế hình thành các tinh thể urat, ngăn chặn sự kết tủa mới, làm tan và tiêu các tinh thể cũ, cải thiện triệt để .
Viện gút đang dùng các loại thảo dược an toàn để chữa bệnh gút theo phương pháp trên. Đã ghi nhận hiệu quả điều trị tốt trên nhiều bệnh nhân gút ở các giai đoạn khác nhau.

Nguyễn Thanh Hải - 38 Tuổi Nam

Hiện nay đã có vắcxin ngăn ngừa bệnh gút không? Nếu chưa có vắcxin phòng bệnh thì có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh này không? Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gút là gì vậy thưa bác sĩ? Xin cảm ơn BS.


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút có liên quan nhiều đến miễn dịch của cơ thể nên có thể có vacxin phòng bệnh gút, nhưng hiện nay chưa có vacxin đó. Biện pháp phòng bệnh gút là thực hiện lối sống lành mạnh nhất, ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh, uống đủ nước, hạn chế các đồ uống có cồn, có gar và hóa chất, tích cực vận động và điều trị tích cực các bệnh lý, các rối loạn liên quan đến bệnh gút. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gút là thoái hóa xương khớp, suy thận, bệnh tim, mạch vành và tophi.

Mai Tiến Thành - Nam 51 tuổi
Bệnh gút có dẫn đến các bệnh nào khác không thưa bác sĩ?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Bệnh gút là bệnh lắng đọng các tinh thể muối Urat Natri trong các tổ chức cơ quan của cơ thể gây tổn thương các cơ quan tổ chức đó. Bệnh gút sẽ làm hư khớp, thoái hóa khớp, tiêu xương khớp,... gây sỏi thận cặn thận, suy thận,... và là yếu tố độc lập cho bệnh lý tim mạch,...

Trần Ngọc Châu - Nam 25 tuổi
Theo chỉ số xét nghiệm của em, bác sĩ báo là em bị tăng acid uric. Tối em ngủ có triệu chứng đau nhức các khớp. Vậy em cần có chế độ ăn uống như thế nào và theo phương pháp điều trị ra sao? Tăng acid uric có chữa khỏi không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Tăng nồng độ axit uric trong máu là yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh gút. Để phòng ngừa bệnh bạn nên có chế độ ăn giảm thực phẩm có nhiều Purin (phủ tạng động vật, hải sản, thịt đỏ,...), ăn tăng cường chất xơ (rau, củ, quả,...), uống nhiều nước và có chế độ thể dục thể thao hợp lý. Tránh uống rượu bia kể cả các loại nước có ga.

Trần Hải Đăng - 30 Tuổi Nam
Thưa bác sĩ, bố tôi cũng là một nạn nhân của căn bệnh gút, lâu nay cũng đã đi khám và xét nghiệm rất nhiều bệnh viện rồi. Lần gần đây nhất đã có một người bạn của tôi đã giới thiệu cho tôi chỗ mua loại thuốc dân tộc: dạng bột nghiền, thuốc có màu đen. Sau khi uống trong vòng 3 ngày đã hết cơn đau do bệnh gây ra, nhưng lại có triệu chứng thèm ăn, bình thường mỗi bữa bố tôi ăn khoảng 3 bát nhưng giờ có thể ăn tới 4-5 bát mỗi bữa cơm. Bác sĩ cho tôi hỏi nếu cứ như vậy thì liệu có ổn không khi uống thuốc dân tộc mà lại có triệu chứng như vậy? Theo tôi tìm hiểu thì có 4 người đã uống thuốc này cũng có triệu chứng thèm ăn như bố tôi. Xin BS cho lời khuyên, cảm ơn.

BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:
Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc không rõ nguồn gốc, khi uống vào có biểu hiện ăn rất khỏe, tăng cân, phù nề giữ nước, có thể đã cho thêm thuốc kháng viêm nên có tác dụng giảm đau khá tốt, nhưng tác dụng phụ của nó rất nguy hiểm như suy thận, suy tim, suy tủy, suy giảm miễn dịch, thoái hóa xương khớp, hoại tử chỏm xương đùi, … Bạn nên đưa Bố đến Viện Gút khám và chữa trị đúng phương pháp sẽ có hiệu quả tốt, không nên dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Nguyễn Minh Nhân - Nam 61 Tuổi
Tôi bị Gút đã 14 năm nay, đã điều trị rất nhiều nơi, cả đông và tây y, ai chỉ ở đâu có thuốc nào hay cũng uống. Hiện nay tôi vẫn thường xuyên uống thuôc hạ acid urc nhưng vẫn đau thường xuyên. Chân và tay của tôi đã có nhiều u cục tophi, tôi còn bị tăng huyết áp, suy giảm chức năng gan, suy thận.  Bác sỹ vui lòng cho biết còn có phương pháp nào điều trị tốt hơn không? Tophi có tiêu được không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Bác đã điều trị gút không đúng phương pháp nên đã bị biến chứng ở tim mạch, suy thận, thoái hóa khớp và tophi. Việc điều trị bệnh gút của bác chỉ có hiệu quả khi giải quyết tốt các bệnh lý đang đi kèm với gút. Viện gút đang điều trị có hiệu quả những trường hợp bị bệnh giống như bác bằng phương pháp kết hợp nhiều loại thảo dược tác dụng cải thiện chức năng gan, thận, tim mạch và tiêu dần các cục tophi. Bác nên đến Viện Gút khám và điều trị sớm.
Nguyễn Thị Lan - Nam 41 tuổi
Viện Gút hiện nay có bao nhiêu văn phòng (nơi khám bệnh). Hiện tôi đang ở Hải Phòng thì nên đi khám và làm xét nghiệm tại đâu?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Viện gút có một trung tâm tại TP.HCM . Một chi nhánh ở Tp. Hải Dương và một chi nhánh ở Tp. Đà Nẵng. Bạn có thể tham khảo địa chỉ cụ thể trên trang web của viện gút.

Nguyễn Lâm Hà - Nam 30 tuổi
Tôi không thường uống bia rượu nhưng có ăn nhiều hải sản. Gần đây tôi cảm thấy các khớp xương ngón tay, khớp đầu gối khá đau nhức khi ngồi trong máy lạnh. Đồng thời đi tiểu cũng hơi khó khăn. Tôi có đi khám sức khỏe tổng quát nhưng không có phát hiện gì. Xin hỏi bác sĩ, khám sức khỏe tổng quát có phát hiện được bệnh gut không hay phải làm các xét nghiệm riêng? Các triệu chứng của tôi có phải là dấu hiệu của bệnh gout không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Đau khớp là triệu chứng của rất nhiều bệnh, thường gặp nhất là thoái hóa khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp,... Khi đi khám sức khỏe tổng quát, bạn chỉ phát hiện được tăng axit uric trong máu khi có rối loạn chuyển hóa Purin trong cơ thể là yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh gút.

Muốn được tầm soát bệnh gút cần phải làm thêm nhiều những xét nghiệm chuyên sâu khác như: siêu âm khớp, chọc hút dịch khớp, soi tìm tinh thể Urat Natri,... Bạn nên đến cơ sở chuyên sâu về gút để được khám kỹ.

Cẩm Hồng - Nữ 33 tuổi
Khi tôi ngồi lâu thì khớp gối rất đau, lúc đứng dậy rất khó khăn. Tôi nghe nói ăn nhiều hải sản dễ gây bệnh gut, mà tôi lại ăn khá nhiều tôm, cua, sò ốc. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng đau khớp gối của tôi có khả năng do gut không?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Triệu chứng đau khớp gối của bạn có thể là do thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có nhiều nguyên nhân, trong đó bệnh gút gây thoái hoa khớp chiếm tỉ lệ khá cao.

Phải xác định được nguyên nhân thì điều trị mới hiệu quả. Hiện nay, viện gút đang điều trị nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp có kết quả tốt. Bạn có thể đến viện gút để khám và điều trị.

Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 5


Lê Huyền Linh - Nữ 57 Tuổi

Có cách nào làm cho tan các cục tophi không thưa bác sĩ. Nếu phẫu thuật có ảnh hưởng gì không?


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Khi điều trị tại Viện Gút, tophi tiêu dần và hết, bác nên đến Viện Gút khám và điều trị. Nếu không điều trị đúng phương pháp mà mổ tophi dễ lâu khỏi và thường bị tái phát.

Nguyễn Văn An - Nam 50 Tuổi

Tôi bị gút. Bác sỹ cho uống thuốc allopurinol. Cho tôi hỏi: Uống thuốc allopurinol trong điều trị gút mạn tính có gây suy thận khống?


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Allopurinol uống lâu dài có ảnh hưởng xấu đến thận nên có thể làm biến chứng suy thận, làm bệnh gút tiến triển nhanh hơn.

Hoàng Minh Triết - Nam 41 tuổi
Tôi xem hình ảnh thấy bệnh nhân bị bệnh gút chân tay ốm yếu và đi lại khó khăn, nhìn như nghèo khổ ốm yếu. Tại sao bệnh gút lại có diễn biến như vậy thưa bác sĩ?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút nguy hiểm hơn những gì mà bệnh nhân được biết. Nếu không được điều trị đúng phương pháp bệnh gút gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng sớm nhất là thoái hóa khớp và suy thận do lắng đọng tinh thể urat.

Những biến chứng ở khớp có thể gây tàn phế, những biến chứng ở thận có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân không nên chủ quan trong điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Trực tuyến: “Các biến chứng của bệnh gút và điều trị” ảnh 6

Lý Thị Thu Thủy - Nữ 34 tuổi
Tôi nghe nói bệnh gút không từ bất kỳ một độ tuổi nào, xin hỏi có đúng vậy không? Chồng tôi bị gút, con tôi có nguy cơ bị gien bệnh này không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Trước đây, bệnh gút thường hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Cho đến nay, bệnh gút đã trẻ hóa rất nhiều, gặp nhiều ở lứa tuổi thanh niên. Bệnh gút có yếu tố gia đình. Chồng bạn đã bị bệnh gút thì con bạn có nguy cơ rất cao bị bệnh gút.
Lê Văn  - Nam 34 tuổi
Tôi năm nay 34 tuổi. Gần đây tôi thường thấy mỏi các đầu ngón chân, tay và phần đầu gối. Tôi có khả năng tôi bị bệnh gút không? Tôi nên làm xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh, và đi đến đâu để xét nghiệm?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Đau các khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý không riêng gì bệnh gút. Bạn nên đến các cơ sở chuyên sân về bệnh lý khớp và gút để được khám kỹ.

Ngọc Uyên - Nam 43 tuổi
Uống rượu bia nhiều có bị bệnh gút ko thưa bác sĩ?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Uống rượu bia nhiều gây nên tình trạng tổn thương tế bào gan và một số cơ quan khác. Nó cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh gút phát triển.

Phùng Khắc Hoan - 47 Tuổi -Nam
Tôi bị bệnh gút hơn chục năm rồi, điều trị nhiều nơi giờ bệnh ngày một nặng hơn, kèm theo nhiều bệnh khác như: rối lọan mỡ máu, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp. Vậy phương pháp điều trị của Viện Gút có hiệu quả không? Tôi có phải vào TP. HCM không? Ở phía bắc có cơ sở nào của Viện Gút hay không?
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:
Bạn đã được điều trị không đúng phương pháp nên bệnh ngày càng nặng. Bệnh của bạn cần phải điều trị đồng thời các bệnh lý đi kèm với bệnh gút thì mới có hiệu quả. Viện Gút đang điều trị thành công những trường hợp bệnh gút có các bệnh lý đi kèm như của bạn. Ở Tp.Hải Dương có chi nhánh của Viện Gút.

Nguyễn Hải Nam - 25 tuổi - Nam

Gửi bác sĩ Nguyễn Đức Tuân tư vấn giúp cháu. Bệnh gút có nguy hiểm đến tánh mạng và có dễ chữa trị không? Ở nhà có ông chú dưới quê bị bệnh này, mà không biết có chữa trị được không?

BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:
Bệnh gút gây nhiều biến chứng, ở xương khớp có thể gây tàn phế, biến chứng ở tim mạch, ở thận có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu biến chứng chưa nặng việc điều trị còn phục hồi được thì vẫn điều trị có hiệu quả. Chú cháu nên đến khám và điều trị sớm sẽ có hiệu quả tốt.
Nguyên Thuận - Nữ 39 tuổi
Chào ban tư vấn, hiện nay tôi có dấu hiệu các khớp của 10 ngón tay hay nhức mỏi, nhất là khi co các khớp lại. Cho tôi hỏi có phải bị gút không và tôi muốn đi khám thì khám ở bệnh viện nào là chuyên khoa và tốt nhất. Chân thành cám ơn
BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Đau nhức các khớp gặp trong rất nhiều bệnh nhất là bệnh gút, thoái hóa xương khớp,... Bạn nên đến cơ sở chuyên sâu về bệnh gút và các bệnh lý xương khớp để được khám kỹ và tư vấn cụ thể.

nguyen van lanh - Nam 60 tuổi
Tôi bị gút đã lâu. Ăn kiêng, hầu như không uống bia rượu. lâu lắm mới bị đau cap. Nay không hiểu vì sao nổi cục ở khuỷu tay, tuy không đau.Ở đốt ngón tay trỏ nổi cục nhỏ. Đôi lúc có đau va buốt dọc ngón tay. Nay muốn hỏi cách điều trị và ăn uống thế nào để không còn sưng và đau nửa?
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Việc ăn kiêng chỉ là một biện pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể quyết định hiệu quả điều trị mặc dù bạn ăn kiêng nhưng bệnh gút vẫn tiếp tục phát triển và gây ra những biến chứng như bạn vừa tả.

Bạn cần phải được điều trị đúng phương pháp thì mới khỏi được bệnh này. Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị của viện gút trên trang web của viện gút.

Nguyễn Bảo Trân - Nữ 25 tuổi

Mẹ em năm nay được 50, làm việc nhà rất nhiều. Các cục xương ở các gốc ngón tay sưng lên, đè vào thì đau. Có người nói có thể bị bệnh gout gì đó, em cũng không biết. Xin giúp em để chuẩn đoán cho mẹ em, em thành thật cám ơn rất nhiếu!!!


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Chẩn đoán chính xác bệnh gút bằng biện pháp xác định có tinh thể hình kim trong khớp hoặc trong tophi. Viện gút có triển khai kỹ thuật này. Bạn nên đưa mẹ đến Viện gút khám xác định bệnh và điều trị đúng phương pháp.

Bảo Nguyên - 27 tuổi

Xin hỏi BS những người béo phì có dễ bị Gút không? Em nghe người ta bảo càng béo phì thì khả năng mắc bệnh càng cao? Xin BS cho biết, cảm ơn BS.


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Khoảng 90 % bệnh nhân gút có rối loạn chuyển hóa mỡ. Béo phì là một dạng rối loạn chuyển hóa mở, không chỉ liên quan đến bệnh gút mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp.

Nguyễn Hữu Tài - 58 tuổi

Thưa BS tôi đã bị gút hơn 20 năm nay, chữa thuốc tây thuốc nam mà không thấy khỏi. Hiện nay tôi có nổi những u cục trên bàn tay, đặc biệt là ngón tay giữa, nó làm ngón tay tôi co quắp lại không duỗi thẳng ra được khoảng  2 năm nay. Xin hỏi BS do đâu mà khớp ngón tay tôi bị như vậy? Có phải là do muối urate kết tủa gây ra không?


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bác đã trả lời đúng cho câu hỏi của mình rồi. Bác nên đến Viện gút khám và điều trị đúng phương pháp sẽ phục hồi lại bàn tay của bác.

Nguyễn Phùng Lân - Nam 47 tuổi
Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi về tình trạng sức khỏe của tôi, tôi thường hay đau nhức các khớp và không còn khả năng ham muốn tình dục. Gần đây vợ tôi bắt đầu chán tôi và có nguy cơ phải ly hôn. Vậy xin hỏi có phải tôi bị gút không? Bệnh gút có bị yếu sinh lý hay không? xin cám ơn.
BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút có liên quan nhiều đến sinh lý nam. Nếu bạn điều trị đúng phương pháp thì khả năng sinh lý của bạn sẽ được phục hồi.  Bạn có thể đến khám ở viện gút sẽ được các bác sĩ tư vấn kỹ hơn.

Trần Anh Thịnh  - Nam 42 tuổi

Thưa BS cách đây hơn 1 năm tôi bị đau ở chân, có đi khám BS cho thuốc uống, đến hơn 2 tháng nay tôi bị đau thường xuyên không đi lại được, và đi tiểu thấy khó khăn. Tôi có đi khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh, BS nói tôi bị bệnh gút và sỏi thận làm tôi khó tiểu. Xin hỏi BS bệnh của tôi nặng hay nhẹ, điều trị như thế nào?


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút điều trị không hiệu quả sẽ diễn biến đúng như bạn mô tả. Muốn biết bệnh nặng hay nhẹ bạn nên đến Viện Gút khám sẽ được các bác sỹ đánh giá chính xác và điều trị đúng phương pháp.

Trần Hoàng Phúc - 60 tuổi Nam

Bị đau gút hơn 5 năm rồi, mỗi lần đau cứ đi khám bệnh viện cho vài loại thuốc về uống vài ngày thì khỏi, thời gian gần đây mỗi lần đau nhiều hơn, cứ vài ngày lại đau. Giờ tôi bị tăng huyết áp, làm gì rất hay dễ mệt, có khi đang ngồi đọc báo hay gì đó tôi bị nhói vùng ngực rất khó thở, tôi rất sợ. Con tôi lên mạng xem mà không rõ nguyên nhân. Xin BS giúp tôi tại sao tôi bị như vậy? liệu cơn đau tim của tôi có liên quan gì đến bệnh gút không?


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định bệnh gút có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch. Nếu không điều trị tích cực và đúng phương pháp thì bệnh gút có thể thúc đẩy bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành tiến triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gút là yếu tố nguy cơ độc lập cho tim mạch. Bác nên đến Viện Gút khám và điều trị sớm để có hiệu quả tốt.

Lâm Văn Thái  - Nam 38 tuổi

Tôi làm bên ngành xây dựng nên khó tránh khỏi ăn nhậu liên tục. Hơn tháng nay tôi bị đau cổ tay thường xuyên sau khi nhậu về. Tôi có đi khám BS nói tôi bị bệnh gút do acid uric tăng đến 510. Thời gian gần đây tôi có đi tiểu đêm rất nhiều (khoảng  3lần/đêm) , tôi thấy mệt mỏi hơn trước rất nhiều. Xin BS cho tôi biết về tình trạng bệnh của tôi, tôi có thể chữa trị thế nào?


BS NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA:

Bệnh gút ảnh hưởng xấu đến thận từ rất sớm do tinh thể urat lắng đọng trong thận. Tiểu đêm nhiều lần và mệt mỏi là biểu hiện bắt đầu có rối loạn chức năng thận. Bạn nên đến Viện Gút khám và điều trị sớm để tránh tình trạng suy thận.

Phan Thị Hương - 32 Tuổi Nữ

Ba em 64 tuổi bị đau từ năm 2006, đi khám Bs cứ nói Ba bị viêm đa khớp. Gần đây Ba đến BV Chấn thương chỉnh hình khám mới biết là bị bệnh gút, chân bắt đầu có các cục. Do đau nhiều nên Ba em ít đi lại giờ khớp gối Ba em bị cứng và có tiếng lạo rạo. Xin hỏi BS bệnh gút có biến chứng gì nặng không? Có liên quan đến khớp như trường hợp của Ba em không. Xin BS cho em biết biện pháp điều trị bệnh giúp Ba em. Cảm ơn BS


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Bệnh gút gây ra nhiều các biến chứng ở xương khớp, thận, tim mạch. Trong đó biến chứng thoái hóa xương khớp xảy ta rất sớm. Ba bạn đã được chẩn đoán muộn và điều trị chưa đúng phương pháp nên bị biến chứng thoái hóa khớp. Bạn nên đưa ba đến Viện Gút khám và điều trị sớm sẽ phục hồi được khớp bị thoái hóa.

Nguyễn Thị Diệu Thúy - 42 tuổi

Chồng tôi bị bệnh hơn 10 năm nay, là giáo viên nên trước giờ chồng  tôi rất ít ăn nhậu. Từ khi bị bệnh đến nay chồng tôi ăn uống kiên khem rất tốt, nhưng thời gian gần đây chồng tôi bị đau thường xuyên, ngón chân u cục và lệch sang một bên. Đi khám ở chợ Rẫy thì BS nói có máu nhiễm mỡ, tim mạch, chức năng gan, thận bị suy giảm. Thưa BS chồng tôi sao bị nhiều chứng bệnh vậy? Vì khoảng 3 năm nay cứ mỗi khi đau tôi chỉ mua thuốc  cho chồng tôi uống không khám gì. Xin BS cho tôi biết vì chồng tôi lớn tuổi hay do biến chứng của bệnh gút? Cảm ơn BS.


BS NGUYỄN ĐỨC TUÂN:

Có nhiều người chủ quan với bệnh gút, không đi khám sớm và điều trị đúng phương pháp nên bị nhiều biến chứng rất đáng tiếc. Chồng bạn nên đến Viện Gút và điều trị càng sớm càng tốt

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm