Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm dễ bị dị tật bẩm sinh

Tuy nhiên, trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí sinh sản và vô sinh, các nhà nghiên cứu đã không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Ông Zhibin Hu ở Đại học Y Nam Kinh và các đồng nghiệp đã tổng hợp kết quả của 46 nghiên cứu, so sánh số lượng các dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với những đứa trẻ được thụ thai tự nhiên.

Họ nhận thấy đối với hơn 124.000 trẻ sinh ra bằng phương pháp IVF hoặc sử dụng phương pháp ICSI, trong đó một tinh trùng đơn lẻ được tiêm trực tiếp vào trứng, nguy cơ mắc một dị tật bẩm sinh cao hơn 37% so với những đứa trẻ khác.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, các dị tật bẩm sinh chủ yếu, như dị tật ở một chi hoặc cơ quan nội tạng, xuất hiện khoảng 3 trong số 100 trẻ sinh tại Mỹ.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể chính những lý do mà bà mẹ gặp phải trong quá trình thụ thai và tìm kiếm phương pháp điều trị khả năng sinh sản làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Điều này cũng có thể có liên quan đến các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như lắc và xử lý phôi hoặc các loại thuốc sử dụng trong điều trị khả năng sinh sản.

Giả thiết thứ ba là các dị tật bẩm sinh chỉ xuất hiện phổ biến hơn ở những đứa trẻ được thụ thai thông qua những phương pháp điều trị khả năng sinh sản bởi chúng được theo dõi chặt chẽ hơn những trẻ khác.

Theo Thùy Linh (Vietnam+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm