Sữa chua - thức ăn dinh dưỡng, thực phẩm chữa bệnh

Sữa chua dùng mỗi ngày cho trẻ em, người già, người mới ốm dậy, phụ nữ, nam giới và nên ăn khoảng hai hũ/ngày.

Nguồn dinh dưỡng quan trọng

Theo kết quả kiểm nghiệm tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vào năm 2009, hàm lượng các chất protein, vitamin và khoáng chất trong sữa chua cao hơn rất nhiều so với các loại sữa có mặt trên thị trường. Ví dụ 100 ml sữa chua ăn có đường nhãn hiệu Vinamilk cung cấp đến 3,7 g chất đạm trong khi 100 ml sữa nước các loại trên thị trường chỉ cung cấp 2,9-3 g chất đạm. Ngoài ra, lượng vitamin A trong sữa chua cao gấp 5-6 lần, vitamin B1 cao gấp 15 lần, vitamin B6 cao gấp sáu lần và sắt cao gấp ba lần so với sữa nước. Các thành phần khác như canxi, vitamin D… trong sữa chua cũng nhiều hơn so với sữa nước. Sữa chua dễ hấp thụ hơn sữa tươi do quá trình lên men, chuyển hóa đường lactose thành loại đường dễ hấp thụ.

Trong 100 g sữa chua chứa khoảng 100 kcal (bằng khoảng nửa chén cơm hay hai trái chuối xanh), có chất đường (15,4 g), chất đạm (3,1 g), chất béo (3 g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ.

Sữa chua - thức ăn dinh dưỡng, thực phẩm chữa bệnh ảnh 1

Sữa chua - vị thuốc quý

Quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn như Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium, có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Theo các nhà khoa học đến từ Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng, Đại học Tuhts (Mỹ), có thể xem sữa chua là một bài thuốc tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày. Đồng thời, ăn sữa chua thường xuyên còn giúp giảm cholesterol trong máu. Lactobacillus acidophilus có thể làm tăng số interferon gamma giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh tật, phòng chống cảm lạnh. Những phụ nữ đang mắc bệnh nấm Candida tái phát liên tục nếu thường xuyên ăn sữa chua có chứa những men vi sinh hoạt động có thể làm giảm đáng kể những vi nấm này. Nó còn có tác dụng làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng trong điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Thêm nữa, một cốc sữa chua cung cấp cho cơ thể gần một nửa khẩu phần canxi hằng ngày, giúp phát triển chiều cao được xem là vị thuốc quý đối với người già mắc bệnh loãng xương không uống được sữa. Sữa chua có thể dùng cho người bệnh tiểu đường vì ít chất glucid và làm giảm được cơn khát.

Một số lưu ý khi dùng

Người tiêu dùng chỉ nên dùng các loại sữa chua làm từ sữa tươi 100%, không chứa phụ gia của các nhãn hàng uy tín trên thị trường. Chỉ dùng sau bữa ăn (vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH ³ 5,4. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ
£ 2. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể); súc miệng ngay sau khi ăn (do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ); không nên dùng nóng (lúc nóng vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động); không dùng chung với các loại thuốc khác (các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua); phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua (lúc này vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của một số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi).

Đối với trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với liều lượng như sau: 6-10 tháng: 50 g/ngày; 1-2 tuổi: 80 g/ngày; trên hai tuổi: 100 g/ngày. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn sữa chua tự làm. Vì sữa chua làm tại nhà, người ta thường lấy hũ sữa chua cũ “làm mồi” để cấy vi khuẩn. Việc làm này khiến những vi khuẩn tốt, có lợi dần giảm đi, không đảm bảo hiệu lực như ban đầu.

VŨ YẾN tổng hợp

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm