Sốt xuất huyết – Nguy hiểm nhưng không khó phòng tránh

Tháng 7 và tháng 8 hàng năm là cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Ở các tỉnh phía Nam, 70% trường hợp sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ em (dưới 15 tuổi), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 5- 8%. Ðiều đáng ngại là sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì khi trẻ bị sốt cao có thể gây ra co giật và có thể dẫn đến trụy tim mạch. Tuy nguy hiểm nhưng trên thực tế, bệnh sốt xuất huyết không khó phòng ngừa nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến các biện pháp phòng chống muỗi cần thiết cho gia đình.

Hiện tại, ở nhiều nơi, mật độ muỗi rất cao. Không ít người chủ quan cho rằng ở các khu vực nội thành, sống trên các tòa nhà cao tầng thì không phải bận tâm dịch bệnh sốt xuất huyết. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Dù sống tận tầng 15 của một tòa nhà chung cư ở quận 8, nhưng gia đình chị Lan Anh không khỏi lo lắng vì muỗi: “Thời điểm này mọi năm nhà mình ở cao vậy không hề có muỗi, quanh năm không phải mắc màn, năm nay không hiểu sao lại có. Chúng rất dạn, đuổi không đi, dùng vợt muỗi có vẻ không ăn thua. Bé từng bị sốt xuất huyết một lần rồi nên cả gia đình lo lắm”, chị Lan Anh kể.

Sốt xuất huyết – Nguy hiểm nhưng không khó phòng tránh ảnh 1
Ảnh minh họa

NGĂN CHẶN MUỖI - PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:Phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết là bận tâm của đông đảo phụ huynh. Phần lớn các bậc cha mẹ đều hiểu rõ ngăn ngừa muỗi vằn, lăng quăng là có thể ngăn chặn dịch bệnh. Chúng ta nên kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ con em khỏi sự tấn công của căn bệnh sốt xuất huyết tốt hơn. Ba biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm mà phụ huynh cần quan tâm bao gồm: Biện pháp cơ học:- Phát quang bụi rậm không cho muỗi trú ẩn; đậy kín lu, hồ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; chà rửa, thay nước mỗi tuần - Dùng vợt hớt loại bỏ lăng quăng; thay nước bình hoa hàng ngày - Dọn dẹp gọn gàng nhà ở không cho muỗi trú trong nhà; loại bỏ các đồ dùng hư chứa nước mưa mà muỗi có thể đẻ trứng như: Lon đồ hộp, vỏ xe, can nhựa hư,… - Cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; ngủ phải mắc mùng kể cả ban ngày để phòng muỗi chích. Biện pháp sinh học:Thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước để cá ăn lăng quăng. Không có lăng quăng, không có muỗi vằn sẽ không có bệnh sốt xuất huyết vì không có vật trung gian truyền bệnh. Biện pháp hóa học:- Thuốc diệt muỗi: được sử dụng phun ở những khu vực ngoài trời rộng lớn hoặc trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc diệt muỗi đang gây tranh cãi, vì nó không những tiêu diệt muỗi mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái. - Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi): có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và tạo nguy cơ hỏa hoạn. - Xịt chống muỗi: Cần trang bị sẵn trong nhà các chai xịt chống muỗi để ngăn ngừa và xua đuổi muỗi, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Vào năm 1954, một sự đột phá trong ngành công nghiệp phòng chống dịch bệnh với phát minh của loại hoá chất N,N-diethyl-3-toluamide (còn được gọi là DEET). Hiện nay, DEET vẫn là một thành phần tốt nhất dùng để xua đuổi nhiều loại côn trùng truyền bệnh. Hoá chất này có tác dụng tồn lưu lâu và kéo dài hơn các loại hoá chất xua muỗi và côn trùng khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ môi trường Mỹ, chất DEET với nồng độ từ 10 – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5 – 8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho môi trường.
Theo Sao Biển (PNO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm