Phơi nắng thế nào có lợi cho sức khỏe?

Phơi nắng có thể bổ sung vitamin D để giúp cho việc hấp thụ canxi được tốt hơn, tăng cường sức khoẻ. Phơi lưng, chân và đầu không những khiến cho chúng ta cảm thấy khoan khoái nhất, mà còn có thể bảo vệ sức khoẻ.

Phơi nắng theo bộ phận cơ thể

Phơi lưng có thể trừ khí lạnh, có lợi cho việc cải thiện chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, phơi lưng khiến cho kinh lạc ở lưng được lưu thông, rất có lợi cho tim và phổi.

Phơi hai chân có thể trừ khí lạnh ở chân rất tốt, khiến cho đôi chân đỡ bị chuột rút và có thể giúp cho chân tăng tốc độ hấp thụ canxi, khiến cho xương càng thêm cứng cáp, chống xốp xương. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh viêm khớp xương, phơi nắng có thể làm cho mạch máu lưu thông, khiến tình trạng bệnh được giảm bớt, hhỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Ngoài ra, trên đôi chân còn có rất nhiều huyệt. Sự kích thích của ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy hai chân nhẹ nhõm hẳn, đỡ mệt mỏi.

Ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu giúp cơ thể chúng ta hấp thụ can-xi nhiều hơn. Có nhiều người khi phơi nắng lại hay đội mũ. Nên nhớ rằng ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm không nóng lắm, mặc áo dài tay và đội mũ thì không phát huy được tác dụng của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Thật ra chỉ cần liệu thời gian cho bé phơi đỉnh đầu, sẽ có lợi cho sự phát triển của não bộ và sự phát triển của xương sọ. Phơi nắng cũng có lợi cho việc mọc tóc.

Thời điểm phơi nắng

Mùa hè, từ 6-9 giờ sáng được cho là thời gian phơi nắng tốt nhất. Bởi vì lúc này lượng tia tử ngoại còn thấp, khiến cho cơ thể chúng ta cảm thấy dễ chịu.

Ngoài ra, ở những độ tuổi khác nhau thì sức chịu đựng đối với ánh nắng mặt trời cũng không giống nhau. Chính vì vậy, phơi nắng trong thời gian ngắn hay dài cũng phải tuỳ thuộc vào sức chịu đựng của mình:

- Trẻ sơ sinh mỗi lần phơi nắng khoảng 15-30 phút

- Thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên thì mỗi lần phơi khoảng từ 1-2 tiếng

- Người lớn tuổi thì mỗi lần phơi nắng chỉ vào khoảng 20-30 phút là hợp lý.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ cũng khuyên chúng ta không nên phơi nắng trong cửa kính, vì như vậy sẽ không thu được hiệu quả. Ngoài ra, còn cần phải áp dụng các biện pháp chống nắng như xoa kem chống nắng, đeo kính râm…

Nguyễn Hoàng Huy (Đại Học Dược Hà Nội)

(Theo Dân trí/ Sức Khoẻ Nga)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm