Coi chừng con trẻ bị thủng ruột- bàng quang

Bệnh nhi nam 15 tuổi nhập vào BV Nhi đồng vì tiểu ra ngả… hậu môn. Theo lời khai của bệnh nhi thì lúc đi học, bạn cùng lớp nghịch dại để cây bút chì dưới ghế, em không biết ngồi lên thì bị đâm vào vùng hậu môn, sau đó em tự rút ra.

Chiều về nhà, bệnh nhi kể thấy đi tiêu ra ít máu đỏ tươi và sau đó muốn đi tiểu thì thấy nước rỉ ở hậu môn. Kết quả siêu âm chẩn đoán ghi nhận bàng quang bệnh nhi có hơi, nhiều cặn, có đường thông trực tiếp giữa bàng quang với trực tràng 10 mm. Bệnh nhi được mở bàng quang ra da và làm hậu môn tạm. Kết quả chẩn đoán sau mổ: Thủng rò bàng quang, trực tràng.

 Một ca phẫu thuật đường niệu cho trẻ em. Ảnh: TÙNG SƠN

Trường hợp thứ hai lại khác, nữ bệnh nhi sáu tuổi đến khám tại BV Nhi đồng 1 vì một tuần qua đi tiểu ra nước đục lợn cợn, đã điều trị tại BV tỉnh nhưng không khỏi. Tại BV Nhi đồng 1, mặc dù bệnh nhi đã điều trị bằng kháng sinh hơn nửa tháng nhưng bé vẫn còn tiểu đục và nhiễm trùng đường niệu không giảm.

Bệnh nhi đã được phẫu thuật thám sát, kết quả cho thấy ổ bụng có ít dịch, thân ruột thừa vỡ cắm vào bàng quang làm bàng quang thủng một lỗ có diện tích khoảng 2 cm. Ngay lập tức các BS khâu lại bàng quang, cắt ruột thừa (gốc ruột thừa viêm mủ). Chẩn đoán sau mổ: Bệnh nhi bị gò ruột thừa bàng quang.

BS CKII Nguyễn Hữu Chí, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh siêu âm, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết rò bàng quang – ruột hay ruột – bàng quang là sự bất thường thông nối giữa bàng quang và ruột. Nguyên nhân do bệnh lý như viêm túi thừa chiếm 50-70%, bệnh crohn chiếm 10%, bệnh lý ác tính chiếm 20%. Do chấn thương như dị vật đường tiêu hóa như xương gà, tăm xỉ răng… Và cũng có thể do thầy thuốc gây ra chẳng hạn như biến chứng phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến, cắt bỏ u đại đàng hoặc sau xạ trị…

Cũng theo BS Chí, rò ruột – bàng quang là bệnh lý nhi khoa hiếm gặp. Vai trò của siêu âm góp phần chẩn đoán chính xác bệnh. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm