Chỉ 30% bệnh nhân HIV/AIDS có BHYT

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP đang thống kê lại xem nguyên nhân vì sao số người còn lại chưa có thẻ BHYT, nếu họ thuộc diện khó khăn thì nơi này sẽ có đề xuất UBND TP có hướng giải quyết. 

Ngoài ra, ước tính còn khoảng 10.000 người trên địa bàn TP nhiễm HIV nhưng chưa tiếp cận các dịch vụ y tế (có thể do họ chưa biết). Trung tâm đang tìm kiếm những người này để đưa vào các cơ sở tư vấn, xét nghiệm, điều trị sớm. 

Cũng theo ông Hùng, sáu tháng đầu năm 2016, TP.HCM sẽ triển khai thí điểm BHYT chi trả thuốc cho bệnh nhân đang điều trị kháng retrovirus (ARV) - hiện bệnh nhân sử dụng ARV của các chương trình tài trợ nên BHYT không chi trả cho loại thuốc này. Đến khi các nhà tài trợ rút đi (sau năm 2017) thì chương trình phát thuốc ARV của BHYT sẽ tiếp diễn, giúp bệnh nhân không bị gián đoạn. 

Bên cạnh đó, năm 2016, UBND TP cũng đã cho phép trung tâm triển khai chương trình ARV có thu phí cho những người có điều kiện, đặc biệt trong nhóm nam có quan hệ đồng giới (MSM). 

Theo ThS Nguyễn Thị Thu Vân - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP, điều khó khăn là bệnh nhân điều trị ARV và Methadone phải đóng góp một phần chi phí điều trị. Trong khi phần lớn những bệnh nhân này thuộc diện nghèo nên khả năng chi trả cho các dịch vụ cũng sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điều trị và sự tuân thủ điều trị liên tục, khó khống chế được tình trạng kháng thuốc.

Điều trị kháng retrovirus (ARV):  Điều trị ARV làm giảm tải lượng virus, giúp tăng số lượng tế bào TCD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, giúp giảm nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, tăng chất lượng sống của người bị nhiễm HIV/AIDS.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm